Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam

Tạp chí điện tử nổi tiếng thế giới về kiến trúc và thiết kế Designboom mới bầu chọn Flamingo Đại Lải Resort của Việt Nam vào top 10 công trình khách sạn và nghỉ dưỡng đẹp nhất.





Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam

Nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, sát thủ đô, Flamingo Đại Lải Resort (123 ha) ở phía bắc hồ Đại Lải được bao quanh bởi 500 ha mặt nước và hàng ngàn hécta rừng thông có thiên nhiên ưu đãi, hệ sinh thái vẹn nguyên hầu như không bị tác động bởi con người. Khu nghỉ dưỡng này với 4 bán đảo, 2 hòn đảo, 10 cánh rừng, 5 quả đồi, 3 dòng suối, 2 hồ trung tâm và 5km tiếp giáp mặt hồ Đại Lải.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Mới đây tại Rome (Italia), Designboom – tạp chí điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất thế giới về kiến trúc, thiết kế vừa công bố danh sách 10 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế năm 2014 trong đó, khu nghỉ dưỡng đẹp nhất miền Bắc Việt Nam này xếp vị trí thứ 7.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Flamingo Đại Lải Resort là khu nghỉ dưỡng mang lại cho du khách những ngày nghỉ thư giãn trong khung cảnh gần gũi với thiên nhiên, các hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng, hệ thống dịch vụ đẳng cấp và môi trường trong lành.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Năm 2014 là năm khu nghỉ dưỡng này cũng đón nhận nhiều giải thưởng kiến trúc trên thế giới như Huy chương Vàng và Giải “Building of the year”, giải thưởng lớn duy nhất của Hội Kiến trúc sư Châu Á 2014 (ARCASIA), giải FutureArc Green Leadership, giải thưởng Kiến trúc xanh của Mỹ – Green Good Design, giải thưởng Kiến trúc Thế giới (IAA) và hàng chục giải thưởng khác trên thế giới.

Biệt thự số 5 của Six Senses vừa nhận được giải Smith Hotel Awards hạng mục Phòng nghỉ quyến rũ nhất hành tinh do Daily Mail bình chọn.





Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Nhân dịp này Flamingo Đại Lải Resort đưa vào hoạt động hàng loạt hạng mục dịch vụ mới gồm Hilltop Resort, Bách Thanh, Forest Resort, hệ thống nhà hàng sang trọng, bể bơi nước nóng ngoài trời lớn nhất miền Bắc, hệ thống đồi Tùng nghệ thuật cảnh quan tuyệt mỹ, sân golf 9 hố và hàng loạt các dịch vụ đẳng cấp khác.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Giải thưởng Top 10 Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế năm 2014 do DESIGNBOOM bình chọn dựa trên các tiêu chí về sự độc đáo và đa dạng trong kiến trúc, kỹ thuật và vật liệu xây dựng, mang lại những trải nghiệm nghỉ dưỡng thực sự cho du khách.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Trước đó, khu nghỉ dưỡng này cũng đoạt giải thưởng International Architecture Award (IAA) năm 2011 và giải thưởng kiến trúc thế giới lớn: FuturArc Prize 2012, Good Design Award 2012 dành cho công trình Bamboo Wings do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Giải thưởng Good Design có lịch sử từ năm 1950, đã trở thành giải thưởng uy tín nhất và có quy mô lớn nhất thế giới dành cho các nhà thiết kế.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Cho tới nay, đây là khu nghỉ dưỡng duy nhất tại Việt Nam vinh dự được Designboom bầu chọn.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Nhìn chung nơi đây có cảnh quan thơ mộng, những biệt thự sang trọng và lịch lãm, có bãi tắm sỏi trắng với nước hồ Đại Lải. Câu lạc bộ Gạt golf và thể thao, các câu lạc bộ làm đẹp và nghệ thuật, câu lạc bộ du thuyền và nhà hàng nổi cũng xuất hiện đầy đủ.


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam
Hiện Flamingo Đại Lải Resort vẫn còn nhiều hạng mục đang trong quá trình xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách ngày một lớn đổ về nghỉ dưỡng tại đây, đặc biệt là dịp nghỉ lễ và cuối tuần.

?



Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Resort Việt Nam đẹp thứ 7 hành tinh nhìn từ flycam

Tâm lý du khách các nước

Hiểu rõ tâm lý của người nước ngoài, sẽ giúp cho khách sạn phụ vụ tốt hơn, tạo nên phong cách chuyên nghiệp trong việc quản lý khách sạn.


1. Người Nga

- Khi gặp ngưười Nga. họ thường bắt tay và xưng tên/ bạn bè thì “ôm như gấu” , hôn má.

- Khi từ biệt họ vẫy tay (cũng như nhiều dân tộc khác) nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua lên xuống. Nếu lòng bàn tay hướng về phía mình và khua ra trước và sau có nghĩa là ”hoy đến đây”.

- Người Nga là khách dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực tình cảm dễ thể hiện ra bên ngoài.

- Người Nga thích uống rượu mạnh nhất là về mùa đông.

- Đề tài ưa thích: Hoà bình

- Đề tài nên tránh: Stalin, khơ – rut – sốp…


2. Người Mỹ

- Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, đặc điểm khách du lịch Mý rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên có một số nét chung sau:

Khi gặp nhau nắm tay vừa phải, mắt nhìn thẳng .Tránh tiếp xúc cơ thể hoặc ôm hôn khi chào hỏi. Khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ tốt nhất là 60 – 70 cm (khoảng cách một sải tay)…khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Nếu vô tình bị ho, hắt xì hơi tốt nhất nên nói “Xin lỗi – Excuse me”.

- Người Mỹ ăn mặc đa dạng, thoải mái không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi ghếch cả chân lên bàn làm việc.

- Trong giao dịch họ ít dành thười giờ nói chuyện thân mật, quan niệm “Thời gian là tiền bạc”. Vì vậy khi trao đổi chúng ta hoy đi thẳng vào công việc. Họ thích đúng giờ.

Khách Mỹ nhanh chóng sử dụng tên gọi- khi giao tiếp, họ thích ăn trưa nhẹ nhàng, dành bữa chính vào ăn tối. Họ thường định các cuộc hẹn gặp vào lúc ăn sáng.

- Khi khách Mỹ lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay phải khoanh tròn hình chữ O là để biểu hiện điều tốt đẹp.

- Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.

- Đè tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.


3. Người Anh

- Nếu đặc điểm của người Mỹ là cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trơng bề ngoài thì khách du lịch Anh tỏ ra ngợc lại. Họ rất lonh đạm, thờng không để ý đến những nguười xung quanh, giữa những người dân tộc của họ, giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn.

Khách du lịch- Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Họ thờng nói: Theo tôi (According to me), hình nh (It seem that), có thể (May be).

- Các cuộc gặp theo quy tắc phải đợc sắp đặt từ trước, coi trọng đúng giờ.

- Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh.

- Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn.

- Đè tài nên tránh: Tôn giáo, Bắc Ailen, Tiền và giá cả.


4. Người Trung Quốc

- Khi gặp mặt thường là gật đầu hay giơ tay cũng đủ, tuy nhiên cũng có thể chìa tay ra bắt.

- Người Trung Quốc thờng gọi nhau bằng họ.

- Không quen đụng nh: vỗ vai, ôm lưng.

- Người TQ ăn uống không cầu kỳ nhưng ăn rất khoẻ.


5. Người Nhật Bản

- Nguười NB khi mới gặp nhau thường đưa card trước khi bắt tay.

- Người Nhật khi gặp nhau trước hết họ đứng im tại chỗ, sau đó cúi gập lưng khiến hai cánh tay vươn thẳng xuống chạm vào đầu gối và vẫn trong t thế vài giây, họ thận trọng chỉ ngớc con mắt lên thôi. Đứng thẳng lên trớc là bất nhã cho nên hai người đang chào nhau phải theo dõi nhau để cùng đứng thẳng lên .

- Người Nhật có đức tính quý báu là kiên nhẫn, lịch sự khiêm nhường.

- người Nhật thích ăn món thuỷ hải sản tươi sống.

- Hoa sen là biểu tợng của sự buồn, tang tóc với người Nhật.


6. Người Pháp

- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.

- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng 120 lần cử chỉ điệu bộ.

- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật Pháp.

- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa với không khí thân mật, sự hài lòng và th gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món (Khai vị, món chính, món tráng miệng).

- Đề tài yêu thích: Đồ ăn – Thể thao – Văn hoá

- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.


7. Người Úc

- Nồng hậu hữu hảo, không khách khí.

- Thích bắt tay chặt

- Nói thẳng và trung thực, ghét sự gian dối.

- Đánh giá cao sự đúng giờ

- Không thích phân biệt giai cấp.

- Có năng khiếu hài hước ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Tâm lý du khách các nước

Những người chăm sóc giấc ngủ

Ngoài thời gian bận rộn chăm sóc phòng ốc, lau dọn, chải chuốt các vật dụng cho sạch sẽ ngăn nắp… lúc rảnh rỗi các chị còn tranh thủ các “cua” đêm học tiếng Anh tại nơi làm việc để hỗ trợ cho công việc quản lý khách sạn.


Thỉnh thoảng họ còn tập cách ăn nói… trước gương để tập tính tự tin cho bản thân mỗi khi giao tiếp với khách hàng. Bởi công việc thầm lặng hằng ngày của các chị là chăm sóc giấc ngủ cho mọi người, mà chúng ta vẫn quen gọi là house keeper.


Đảm đang như chính trong nhà mình!


Khi nói về công việc của mình, chị Giang – nhân viên tạp vụ dọn dẹp phòng khách sạn Amara (TP.HCM) đã ví von cái nghề này như một sự “làm dâu”. Bởi khi tiếp nhận các phòng ốc mà khách vừa check-out, lập tức các chị phải nhanh chóng “make up” phòng thật sạch sẽ, gọn gàng. Mỗi căn phòng còn mang ý nghĩa là bộ mặt của cả khách sạn.


Chị Giang tâm sự: “Công việc của mình tuy chỉ kéo dài 8 tiếng song quãng thời gian ngắn ấy khá nhọc. Nó không vất vả, chỉ đòi hỏi sự trung thực và cần mẫn của người làm. Nhiều lúc còn phải chịu “tình ngay lý gian”: nếu có một vị khách nào đó mất tài sản, thì người đầu tiên mà họ nghĩ đến là người dọn phòng rồi… Nhưng dù gì thì mình cũng phải làm hết trách nhiệm của mình…”.


Quả thật, tuy suốt 8 tiếng chỉ có mỗi công việc là lau dọn sạch sẽ 14 đến 16 phòng, nhưng lắm khi đã đem lại cho các chị nhiều sự cố bất ngờ. Chị Giang kể: “Ngày đầu tiên mình bắt đầu làm house keeper thì đã “đụng” ngay một vị khách bị mất đồ. Phòng an ninh quan sát camera và dò lịch làm việc thì đúng là phòng mình làm, nên cho gọi mình đến thẩm vấn. Cảm tưởng lúc đó của mình là giận, như bị xúc phạm, song sau một thời gian làm việc mình mới hiểu tính chất công việc và yêu thích nó nên mình luôn làm mọi cách để cho các khách hàng yên tâm, có giấc ngủ đẹp”.


Cũng phải thôi, người được vào phòng của khách chỉ có người làm tạp vụ cho nên không tránh khỏi những nghi ngờ khi các sự cố xảy ra. Vì thế mà chị Giang hay chị Hòa – khách sạn Amara – đều nhất trí rằng công việc này nặng thì không nặng nhưng nó rất nhọc; đòi hỏi ở người làm sự cần cù, trung thực và nhất là phải gọn gàng, sạch sẽ. Và đó cũng là điều tất nhiên, ưu tiên số một, bởi nhiều khách cầu kỳ trong từng chi tiết của phòng ngủ: tấm trải giường, đệm, chăn, gối chỉ một tí bụi hay một sợi tóc vương thì cũng bị đánh giá là kém chất lượng. Chính vì thế mà nhiều người hay ví bộ phận house keeper là “trái tim của khách sạn”.


Không chỉ là chăm sóc giấc ngủ cho khách mà các chị còn đảm nhiệm vai trò giặt ủi khi khách có nhu cầu hấp, giặt, ủi quần áo. Vì thế mà trước khi nhận quần áo, họ phải kiểm tra màu quần áo: đã bị phai màu phần nào, thuộc loại vải nào để giặt máy hay giặt tay… Công đoạn kiểm tra lần cuối quần áo cho khách cũng khá cầu kỳ: không để lại vết nhăn trên áo, nếu phai màu thì phải đền, hoặc chiếc áo có chất liệu vải giặt tay nhưng bỏ giặt bằng máy để nát áo cũng phải đền. Họ làm việc như những phụ nữ đảm đang ngay chính trong nhà mình: chăm sóc từ giấc ngủ đến giặt là áo quần! Song “nhiều lúc về đến nhà mình lại  thấy sợ… giặt ủi” – chị Giang kể về cảm giác “tréo ngoe” của mình như vậy.


Vui buồn cùng nghề




…kiêm luôn hấp, giặt, ủi áo quần khi khách có yêu cầu

Gắn bó với nghề này với các chị không chỉ là một cơ duyên mà còn cái nợ tình nghĩa với khách sạn. Chính cái không khí ấm áp giữa các thành viên ở đây đã tạo ra sự yêu thích trong công việc cho các chị. “Ngày xưa ở quê một chữ tiếng Anh bẻ đôi mình cũng không hiểu, nhưng đến giờ thì mình có thể giao tiếp với khách nước ngoài khi họ có nhu cầu giặt ủi quần áo hay… càu nhàu gì đấy! Hoặc chí ít thì khi đối mặt với các vị khách nước ngoài mình cũng phải nói được vài câu chào hỏi…”, một chị tâm sự.


Hầu hết các chị trước khi nhận công việc này đều phải qua một lớp huấn luyện 3 tháng về chuyên môn và học một số câu tiếng Anh có liên quan đến công việc của mình. Từ những phụ nữ chỉ quen việc chân tay, lặng thầm, khi làm việc các chị được biết thêm một ngôn ngữ khác, tự tin hơn lúc giao tiếp với mọi người. Chị Hòa kể: “Trời ơi, khi lần đầu đến làm chưa quen, một ông Tây hello với mình, mình hết hồn… chạy vắt chân lên cổ. Nay thì khác rồi, bọn mình tự tin hơn rất nhiều!”.


Một điều thú vị là công việc của họ đôi khi chỉ giao tiếp qua mảnh giấy con con được sắp sẵn trên bàn. Khách thuê phòng nhiều người dặn dò nhân viên khách sạn chỉ thông qua những mảnh giấy đó. Có nhiều vị khách hóm hỉnh, trước khi ra khỏi phòng còn để lại những ngôn từ pha trò khôi hài dễ thương, ngụ ý cảm ơn: “Phòng này tốt lắm, tôi rất thích cô dọn phòng cho tôi. Một buổi sáng tốt lành!”. “Làm công việc của mình thì sáng vào dọn dẹp không được nhìn thấy vị khách thuê phòng là ai. Và khi mình hoàn thành trách nhiệm, khách về nghỉ ngơi cũng không biết người đã dọn dẹp là ai.


Có một lần, phòng mình phụ trách dọn dẹp là vị khách người Hàn. Ông không có đồng hồ nên đề xuất mượn một cái vì cần dậy sớm để làm việc. Lúc đó mình sẵn có một cái trên tay, thế là mình đã đặt nó lại phòng và ghi mấy chữ vô mảnh giấy. Mình cứ mong là sáng hôm sau sẽ được gặp lại cái đồng hồ của mình, thế nhưng chỉ gặp vỏn vẹn một dòng trong mảnh giấy nọ: “Rất cảm ơn Giang về cái đồng hồ” nhưng lại chẳng thấy đồng hồ đâu (?!)”, chị Giang cười kể về một “kỷ niệm”!


Công việc quanh đi quẩn lại chỉ có quét dọn, vì thế mà các chị luôn cố gắng tạo ra niềm vui để có thêm tiếng cười sảng khoái. Các chị thành thật: “Công việc tuy không thay đổi, nhưng diện mạo của từng khách ngày ngày thay đổi. Nơi làm việc của mình đa phần là khách du lịch nước ngoài, nhiều vị khách hơn 1 năm quay lại ở, chỉ yêu cầu vỏn vẹn là: “Phòng tôi đề nghị cô… làm!”. Đó là niềm vui trong công việc của bọn mình mỗi khi có khách hàng nhớ đến”…


Theo Thanh niên


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Những người chăm sóc giấc ngủ

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Nội qui nhân viên tiếp tân, bảo vệ

Phần lớn các rắc rồi trong hoạt động quản lý khách sạn bắt nguồn từ tiếp tân nhưng nguyên nhân chính đến từ phía chủ/quản lý khách sạn. Đó là qui trình quản lý chưa chuyên nghiêp, cũng như thiếu các qui định định rõ ràng mang tính ràng buột đối với tiếp tân

  • Các qui tắt cơ bản của qui chế tiếp tân:

- Đừng quá dài dòng và không thực tế, bạn chỉ đưa ra những qui định mang tính bắt buột, rõ ràng và thực hiện một cách nghiêm túc.


- Thực hiện một cách quyết đoán: một khi đã qui định hãy chắc chắn một điều nó phải thực hiện một cách nghiêm túc và không có ngoại lệ cũng như du di hay thiên vị trong công việc. Nếu thấy một qui định quá khó để thực hiện một cách nghiêm túc hãy loại bỏ nó ra khỏi qui định


- Cam kết của nhân viên: Hãy phổ biến một cách đầy đủ và buột nhân viên viết cam kết đầy đủ vào nội qui làm việc. Cho nhân viên đọc kèm cam kết viết tay từng người. Nội dụng (Tôi tên là: ….. Cam kết thực hiện đúng và nghiêm túc nội qui đề ra) . Đây là thủ thuật tâm lý “Tính nhất quán” giúp nhân viên thực hiện một cách nghiêm túc hơn.


  • Nội dung nội qui tiếp tân: 

- Qui định rõ ràng nghiệm vụ tiếp tân: Nhận phòng, trả phòng, khách viếng thăm, giao ca…

- Qui dịnh rõ ràng các hình thức phạt nếu vi phạm

- Qui định các quyền hạn và nội dung xử lý các tình huống cụ thể

- Qui định về tác phong công việc, trang phục và nguyên tắc giao tiếp với khách hàng


- Trong chương trình quản lý khách sạn Skyhotel có phân quyền rõ ràng, bạn có thể cho phép nhân viên được phép thao tác những quyền nào, được phép xem xóa sửa ở những dữ liệu nào…


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Nội qui nhân viên tiếp tân, bảo vệ

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Giá thuê phòng tại Việt Nam rẻ thứ hai trên thế giới

Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách điểm đến có giá thuê phòng khách sạn rẻ nhất thế giới, chỉ sau Campuchia.


 


Dẫn chỉ số mới nhất về giá thuê phòng khách sạn trên trang mạng Hotels.com, tờ The Australian số ra mới đây nhấn mạnh trong sáu tháng đầu năm nay, giá thuê phòng ở Siem Reap, Campuchia đã giảm 3% xuống còn 63 USD/đêm, trong khi giá thuê phòng ở Hà Nội, Việt Nam giảm 17% xuống còn 70 USD/đêm.




Khách sạn Hà Nội Horison. (Nguồn: dulichonline.vn).

Cebu ở Philippines đứng thứ ba dù giá thuê phòng tại đây có tăng nhẹ lên 71 USD/đêm.


Trong khi đó, thành phố Rio de Janeiro, nơi đăng cai Olympic 2016 của Brazil, đứng đầu danh sách điểm đến có giá thuê phòng đắt nhất. Giá phòng tại đây tăng 25% lên tới 294 USD/đêm.


Thành phố New York của Mỹ đứng thứ hai với giá phòng tăng 3% trong sáu tháng đầu năm, lên 268 USD/đêm.


Tại Australia, Perth là thành phố có mức giá thuê phòng tăng mạnh nhất (21%) lên 211 USD/đêm, chủ yếu do sự bùng nổ của ngành khai mỏ.


Giới phân tích nhận định những thông tin trên rất có ích cho người dân Australia trong quá trình tìm điểm đến du lịch ở ngoài nước.


Bảng xếp hạng 10 điểm đến có giá thuê phòng khách sạn rẻ nhất và đắt nhất:



Theo Vietnam+

Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Giá thuê phòng tại Việt Nam rẻ thứ hai trên thế giới

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nghệ thuật phục vụ khách hàng trong khách sạn 5 sao

Nghệ thuật phục vụ khách hàng đã trở thành chiến lược cạnh tranh đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch khách sạn. Những chia sẻ của một trong những thương hiệu khách sạn hàng đầu tại Việt Nam sẽ giúp độc giả và khách hàng hiểu được cách làm dịch vụ chuyên nghiệp này.


Trong thời buổi khách hàng còn trên cả thượng đế như hiện nay, trong bất kể ngành nghề nào, để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp nào cũng cần có chiến lược thu hút và phục vụ khách hàng. Điều này càng đúng hơn với những ngành dịch vụ như ngành Du lịch khách sạn. Thống kê cho thấy một khách hàng sẽ sẵn sàng chi thêm 10% cho cùng một sản phẩm nếu dịch vụ tốt hơn. Nếu dịch vụ tồi thì 91% khách hàng sẽ không quay trở lại nữa.


Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ chân được khách hàng và thu hút thêm khách hàng tiềm năng? Dưới đây là một số bí quyết phục vụ khách hàng của khách sạn Crowne plaza West Hà Nội, thương hiệu Crowne Plaza đầu tiên tại Việt Nam thuộc tập đoàn khách sạn InterContinental Hotels Group (IHG).


Ấn tượng đầu tiên


Tập đoàn IHG gọi những giây phút đầu tiên tiếp xúc với khách là giây phút chân lý (“the moment of truth”). Khách hàng sẽ có những ấn tượng và đánh giá ngay trong trong 40 giây đầu tiên và phải mất đến 2 năm ấn tượng đầu tiên mới có thể phai nhạt. Nắm được tâm lý và lô gíc của khách hàng như vậy, mọi nhân viên mới bắt đầu làm việc trong khách sạn Crowne plaza West Hà Nội đều được đào tạo định hướng cẩn thận về cách ăn mặc, diện mạo, cách kết nối với khách, cách chào hỏi và tiếp xúc với khách.


Đáp ứng được mong đợi của khách hàng: Khi khách hàng đã có ấn tượng tốt đẹp đầu tiên, chúng ta cần phải đảm bảo những “công đoạn” hay “dịch vụ” sau đó phải trơn tru trôi chảy. Để hiểu được mong đợi của khách hàng, mỗi nhân viên trong khách sạn Crowne plaza West Hà Nội đều tham gia những khoá học theo tháng về định vị thương hiệu giúp nhân viên hiểu về khách hàng mục tiêu, về bản sắc thương hiệu, về văn hoá phục vụ của thương hiệu.


Làm cho khách hàng thực sự hài lòng


Không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng được mong đợi của khách hàng, để tạo được sự khác biệt trong con mắt khách hàng, mỗi sản phẩm hay dịch vụ cần phải được cung cấp hay thực hiện tốt hơn bình thường. Theo thống kê, một khách hàng sẽ sẵn sàng chi thêm 10% cho cùng một sản phẩm nếu dịch vụ tốt hơn. Ngoài ra, một khách hàng hài lòng thường sẽ giới thiệu dịch vụ hoặc sản phẩm đó cho 9-12 người khác. Ngược lại, một khách hàng không hài lòng sẽ nói cho trung bình 20 người khác biết. Ông Michel Chertouh, Tổng giám đốc Crowne plaza West Hà Nội cho biết “Từ cuối năm 2011, chúng tôi đã ra mắt và thực hiện chiến lược “Brandhearted” (Yêu thương hiệu), chiến lược này đảm bảo đem đến cho khách hàng một trải nghiệm thương hiệu đích thực và nhất quán khi đến với không chỉ Crowne plaza West Hà Nội mà bất kỳ một khách sạn nào trong hệ thống IHG. Chiến lược này lấy khách hàng và trải nghiệm thương hiệu của họ làm trung tâm và đang được triển khai rất hiệu quả”. Đây cũng là chiến lược khiến Crowne Plaza trở nên khác biệt.


Làm cho khách hàng thán phục


Ở cấp độ này, khách hàng sẽ có một ấn tượng bất ngờ, sâu sắc về những trải nghiệm mà thương hiệu đã đem lại cho họ. Một khách hàng đến từ London sau khi ở Khách sạn Crowne plaza West Hà Nội đã phải thốt lên rằng “Đây là một khách sạn 5 sao tuyệt vời nhất mà tôi đã từng trải nghiệm, sau chuyến đi du lịch dài ngày ở Đông Nam Á, cả gia đình tôi cần một mơi thư giãn, nạp lại năng lượng và Crowne Plaza đúng là điểm đến phù hợp nhất. Một dịch vụ đáng kinh ngạc, họ hầu như hiểu được hết mọi mong đợi của chúng tôi. Buffet sáng thật tuyệt, tôi vẫn nhớ vị ngon của món ăn nhân viên lễ tân luôn tận tình hết lòng và họ nhớ tên chúng tôi sau một thời gian dài quay lại”. Có được điều này chính là bởi do lòng đam mê thương hiệu từ quản lý đến nhân viên cũng như bề dày kinh nghiệm và kỹ năng được đào tạo thường xuyên liên tục của họ. Có rất nhiều chương trình đào tạo cho nhân viên ở các cấp độ. Cấp độ giám sát hay quản lý có chương trình Accelerated Leadership Development Program (đào tạo các kỹ năng lãnh đạo) và nhiều chương trình khác.


Có thể nói bí quyết phục vụ khách hàng nằm ở khả năng lãnh đạo đảm bảo sự nhất quán và trải nghiệm thương hiệu đích thực trong phục vụ khách hàng. Một trong những điều kiện quan trọng để đạt được điều đó là thông qua đào tạo và xây dựng văn hoá phục vụ trong tổ chức, như chia sẻ của khách sạn Crowne plaza West Hà Nội./.



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Nghệ thuật phục vụ khách hàng trong khách sạn 5 sao

Quản lý Khách sạn - Nhà hàng: Nghề tiềm năng trong thời hội nhập



Môi trường làm việc đẳng cấp chuyên nghiệp trong không gian ấm cúng, sang trọng, cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếng từ những chính trị gia tài ba đến các ngôi sao nghệ thuật lừng danh trên thế giới. Công việc được xếp vào hàng năng động với sự giao lưu và mới mẻ mỗi ngày, đó là những lý do khiến nghề quản lý khách sạn luôn có một vị trí đáng mơ ước, hấp dẫn đối với các bạn trẻ.


Đi tìm “nghề dẫn đầu”


Nếu như nói rằng nghề quản lý khách sạn đã rớt khỏi đài hoàng kim từ nhiều năm nay và đang lùi dần về quá khứ thì ắt hẳn sẽ là một đánh giá phiến diện.


Nghề quản lý khách sạn đã tồn tại và không ngừng phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XIX, tạo nên những học viện lừng danh trên toàn thế giới chuyên đào tạo ngành này.


Quản lý Khách sạn – Nhà hàng: Nghề tiềm năng trong thời hội nhập


Nghề quản lý khách sạn, cũng như nhiều nghề hấp dẫn thuộc hàng “top” như bác sĩ, công nghệ thông tin, ngân hàng, tiếp viên hàng không… dù đã qua một thời được tôn vinh vị trí độc tôn để rồi luân chuyển cho những nghề hấp dẫn nhất theo từng năm, nhưng chưa từng rơi khỏi vị trí những nghề nghiệp được mong đợi của giới trẻ, vì những tính chất đặc thù của công việc mà ai cũng nhìn thấy. Tại Việt Nam, chỉ cần nhìn vào đà tăng trưởng của các khách sạn hiện nay để thấy được rằng, nguồn nhân lực nắm giữ vị trí quản lý khách sạn, nhà hàng ngày càng được quan tâm đặc biệt hơn bao giờ hết.


Thật vậy, hiện Việt Nam có trên 7.000 điểm cho thuê phòng bao gồm khách sạn, resort, nhà nghỉ… với tổng số 150.000 phòng. Trong số này có 25 khách sạn 5 sao, 64 khách sạn 4 sao, 135 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 hoặc 2 sao. Theo Grant Thornton, công ty chuyên nghiên cứu về khách sạn có trụ sở tại Mỹ, số lượng phòng hiện nay là quá ít, nhất là các phòng cao cấp so với tốc độ phát triển của ngành du lịch. Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế tại Việt Nam sẽ phải đạt được 10 – 20% và 2010 Việt Nam sẽ đón 5,5 – 6 triệu lượt khách quốc tế. Hầu hết độ tăng tưởng nằm vào phát triển khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên dành cho khách quốc tế.


Cũng theo Grant Thornton, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á đã làm giảm việc đầu tư vào khách sạn ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến thiếu phòng trầm trọng ở TP.HCM và Hà Nội trong khi nhu cầu khách quốc tế tăng cao. Hiện các chính sách phát triển của TP.HCM là khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào xây dựng những khách sạn lớn tiêu chuẩn 4,5 sao khiến nhiều dự án lớn đang được triển khai. Grant Thornton còn cho biết thêm hiện đang có nhiều tập đoàn đầu tư và quản lý quốc tế quan tâm đến thị trường du lịch, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, spa 5 sao ở Việt Nam, trong đó có Kingdom Hotels (tập đoàn đang sở hữu Four Seasons, Raffles và Movenpick), tập đoàn Banyan Tree, Colomy Resorts và Intercontinental.



Giờ thực hành của sinh viên ngành Quản trị nhà hàng-khách sạn


Vài nét sơ lược về thị trường kinh doanh khách sạn phần nào nói lên được về tương lai của khách sạn ở Việt Nam và nhu cầu của nghề quản lý khách sạn nói riêng. Quản lý khách sạn có thể xem là quản lý phòng ốc, điều hành nhân viên, tiếp đón khách… thế nhưng đó lại là một vị trí đáng mơ ước mà các bạn trẻ phải đầu tư cậc lực để có thể chen chân vào thế giới của “nghề dẫn đầu” tại các tập đoàn đa quốc gia.


Thú vị từ giảng đường đến thực tiễn


Nghề quản lý và điều hành khách sạn, nhà hàng không chỉ đào tạo để phục vụ cho giới “VIP” hạng sang, do vậy chương trình học của nhóm ngành nghề này không chỉ nhấn mạnh yếu tố “tay nghề” mà còn hướng đến tiêu chí của một ngành kinh doanh với những chuyên môn bao gồm kế toán, quản trị, tài chính, hệ thống thông tin, tiếp thị , quản lý nhân sự, quan hệ công chúng, chiến lược kinh doanh, tổ chức sự kiện… Vì mục tiêu cuối cùng của mọi khách sạn đều là chiến lược phát triển bền vững nên yếu tốt kinh doanh rất được coi trọng.


Do vậy, học viên không chỉ được đào tạo bài bản các kỹ năng chuyên ngành đa dạng từ quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hoá đặc trưng đa quốc gia… mà còn được đào tạo các kỹ năng liên ngành không kém quan trọng như ngoại ngữ, tin học, tài chính…


Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về chương trình học. Ngành quản lý và điều hành khách sạn là ngành học nhiều từ thực tiễn, cho nên có sự tương xứng giữa giờ lý thuyết là thực hành, mang đến sự thoải mái trong quá trình học, cũng tạo cho học viên có nhiều kinh nghiệm dù chưa tốt nghiệp ra trường. Điều quan trọng là, chọn trường nào có thể mang đến cho bạn kiến thức trọn vẹn và đảm bảo tương lai?



Học đi đôi với hành là tiêu chí đào tạo của chương trình CĐTH HUTECH


Với tầm nhìn tiềm năng, khoa Cao đẳng Thực hành HUTECH đã xây dựng ngành quản trị du lịch và  khách sạn, nhà hàng trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn. Song song đó, nhà trường còn tập trung mở rộng chương trình đào tạo của ngành học này từ bậc Cao đẳng Thực hành liên thông lên Đại học với mong muốn đem đến cho các bạn trẻ yêu nghề một cơ hội nghề nghiệp vững chắc với tấm bằng Cử nhân Đại học cùng nhiều kiến thức chuyên ngành luôn được cập nhật liên tục trong quá trình học kéo dài từ ba đến bốn học kỳ.


Theo đó, nội dung đào tạo sẽ chú trọng bồi dưỡng kỹ năng truyền thông giao tiếp và làm việc nhóm giúp sinh viên đủ khả năng làm việc trong các bộ phận chính tại khách sạn và nhà hàng từ 3 sao tiêu chuẩn quốc tế trở lên như bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực… hoặc làm công tác quản lý tại các công ty du lịch, dịch vụ lữ hành ở khắp các địa phương. Ngoài ra, chương trình luôn mở ra cơ hội học tập rộng khắp với các chương trình đào tạo ở nước ngoài hoặc các chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam. Không chỉ chăm lo chất lượng, sinh viên tốt nghiệp sẽ được trường hỗ trợ để nhanh chóng tìm được việc làm thích hợp tại các khách sạn, nhà hàng, công ty chế biến và dịch vụ ẩm thực, hãng máy bay, siêu thị, khu vui chơi giải trí và bệnh viện cao cấp và trong các bộ phận quan trọng như: bộ phận tiếp tân, phục vụ, tiền sảnh KS – NH, bộ phận phòng, quản trị KS – NH, quản trị ẩm thực, nhân lực, tài chính, tiếp thị…


Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, đó là một lời nhắn nhủ dành cho tất cả các bạn. Dù đã có cái nền tốt trong môi trường làm việc chuyên nghiệp hấp dẫn, bạn cũng đừng quên luôn “tự thân vận động”, nỗ lực học hỏi và làm việc để gặt hái được nhiều thành công từ nghề nghiệp mà mình đã chọn và theo đuổi.


Tin liên quan:



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Quản lý Khách sạn - Nhà hàng: Nghề tiềm năng trong thời hội nhập

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Hỗ trợ đặc biệt cho học viên ngành đào tạo nghề khách sạn – du lịch

Dự án sẽ hỗ trợ tài chính 600.000 đồng cho mỗi học viên tham gia các khóa đào tạo nghề trong tổng nguồn tài chính 300 triệu đồng


Dự án này do công ty cổ phần Truyền thông Giải trí và Du lịch Việt Nam phối hợp đào tạo với trường Trung cấp nghề Việt Giao, sẽ được triển khai trong tháng 4/2013.


Chung tay phát triển du lịch


Đây là nỗ lực chung nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch bằng cách đào tạo các tiêu chuẩn kỹ năng đạt chuẩn quốc tế và cấp chứng chỉ cho 5 nghề khách sạn và du lịch. Được sự hỗ trợ của các chuyên gia nghệ nhân đầu ngành, những người thành công trong nghề nghiệp và các giảng viên của trường Trung cấp nghề Việt Giao đã cùng nhau xây dựng và bước đầu vận hành rất thành công các khóa đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam tương xứng với các nước trong khu vực.


Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Du lịch Việt Nam được tập trung ở 5 nghề chính: Lễ tân khách sạn quốc tế, Quản trị kinh doanh ẩm thực, Quản lý nhà hàng, Quản lý khách sạn và resort và Tổ chức lễ hội và sự kiện


Lợi ích trực tiếp từ dự án


Trường Việt Giao sẽ là đơn vị phối hợp giảng dạy, cấp bằng có giá trị toàn quốc và có giá trị hội nhập trong môi trường quốc tế. Đối tượng tham gia dự án là sinh viên các trường hoặc các thành phần hoạt động liên quan trong nhóm ngành Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng – Giải trí, học viên tham gia đào tạo sẽ được tặng áo thun cao cấp, giáo trình phiên bản được cập nhật. Dự án sẽ kết thúc vào ngày 30/4, doanh nghiệp đăng ký tham dự trên 15 học viên sẽ được hỗ trợ tài chính bổ sung 10% phí đào tạo do trường Việt Giao công bố.


Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề dự án đào tạo, lao động việc làm, kỹ năng nghề nghiệp, quyền lợi của người lao động… bạn đọc có thể gửi về chương trình “Tư vấn việc làm và phát triển nghề” tại địa chỉ trường Trường Trung cấp nghề Việt Giao, địa chỉ: 193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, ĐT (08) 3927.0278 – 3834.9893 - 0925.357.357 – 0979.66.88.68, www.vietgiao.edu.vn


Một số hình ảnh hoạt động




 
Giờ thực hành các thao tác sắp xếp bày trí




 
Giờ thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn


Giờ thực hành kỹ thuật quản trị ẩm thực.


 
Kỹ thuật bày trí bàn tiệc


 
Sản phẩm môn học Quản trị thức uống trong pha chế và bày biện


 
Sinh viên thao tác trong hoạt động tổ chức sự kiện

Tư liệu: Việt Giao


Theo Infonet



Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Hỗ trợ đặc biệt cho học viên ngành đào tạo nghề khách sạn – du lịch

Kiẻm Soát Hoạt Dọng Trong Khách Sạn

Merchant đã phân loại một số phương thức kiểm soát khác nhau có thể sử dụng trong các doanh nghiệp. Ngoài việc kiểm soát kết quả, các khách sạn còn kiểm soát thái độ và động lực của họ qua kiểm soát nhân sự.


Bảng mô tả quá trình kiểm soát phản hồi đơn giản sau cho thấy một số chi tiết kiểm soát của ba phương thức:
- Kiểm soát chức năng dựa vào kết quả
- Kiểm soát những hoạt động chuyên biệt
- Kiểm soát nhân sự















Kết quả trách nhiệm



Các hành động đặc thù



Nhân sự



Kế hoạch, mục đích, mục tiêu



Các điều kiện lý tính bắt buộc (khóa, bảo vệ…)


Hành chánh (các nhiệm vụ riêng biệt dựa trên sự phân loại công việc.



Nâng cấp khả năng


Chọn lọc


Huấn luyện


Phân bổ



Ngân sách



Trách nhiệm hoat động


Quy định làm việc


Các chính sách và thủ tục


Quy chế cách cư xử



Trau dồi kỹ năng giao tiếp


Hợp thức hóa các định tính


Kỹ năng điều phối


Đánh giá quá trình thực hiện



Tiêu chuẩn



Hiệu chỉnh tiền kết thúc


Giám sát trực tiếp


Quản lý các sự kiện thực tế phát sinh


Giới hạn chấp nhận


Hiệu chính ngân sách



Tăng cường kiểm tra chéo


Nâng cao làm việc nhóm


Hình thành những mục tiêu riêng từ những mục tiêu chung


Kiểm soát trách nhiệm trên kết quả


Với hình thức này, từng cá nhân hoặc mỗi tập thể phải chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của một hoạt động nào đó. Do đó, kết quả cuối cùng của hoạt động phải xác định và đo lường được để đem so với mục đích và tiêu chuẩn định trước, nhằm khen thưởng hay xử phạt dựa trên mức độ đạt được. Chẳng hạn như: Đối với các nhân viên làm buồng, họ phải đạt được chỉ tiêu 14 phòng trong một ca làm việc. Đối với việc quản lý các quầy uống thì chi phí cho thức uống không vượt quá 18% trên doanh số.


Kiểm soát những hoạt động chuyên biệt


Kiểm soát những hoạt động chuyên biệt thường xảy ra trong khách sạn và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Kiểm soát hiệu quả của những bảng cấm “Không được dẫm lên cỏ” hay “Cấm hút thuốc” trên máy bay hay quy định độ tuổi tối thiểu được uống những thức uống có cồn…tất cả là ví dụ hàng ngày về việc kiểm soát những hoạt động chuyên biệt.


Trong hoạt động khách sạn, việc cất giữ các bình và chai rượu trong tủ có khóa, sắp xếp chúng có trật tự để giảm thiểu việc mất cắp. Cấm các nhân viên uống các thức uống có cồn trong giờ làm việc ở khách sạn, hay nội quy vệ sinh liên quan đến những nhân viên sản xuất thực phẩm, nội quy an toàn cho nhân viên bảo trì và những thủ tục hành chính khi có sự cố xảy ra với khách…đều thể hiện việc kiểm soát những  hoạt động chuyên biệt.


Đối với các Tổng giám đốc hay các trưởng bộ phận: kiểm soát kết quả đạt được dựa trên năng lực của họ. Nếu đạt vượt chỉ tiêu tài chính, họ sẽ được hưởng theo kế hoạch tiền thưởng đã được đề ra. Còn đối với cấp thấp hơn như: bộ phận phục vụ tại phòng có thể thưởng khi đạt được tiêu chuẩn phục vụ buổi ăn sáng trong vòng 15 phút.


Kiểm tra những việc trên là kiểm tra những hành động chuyên biệt quy định bởi khách sạn. Kiểm soát những hành động chuyên biệt tức kiểm soát cách cư xử của nhân viên theo quy định của khách sạn để có thể thực hiện việc khen thưởng hay kỷ luật một cách phù hợp.


Về hệ thống kiểm soát hành động cụ thể, chẳng hạn như cấp “một số tiền thưởng đáng giá” dành cho nhân viên không vắng mặt hay không đi trễ bao giờ trong khoảng thời gian một tháng. Hệ thống kiểm soát như thế giúp củng cố cách cư xử đặc thù mà ban quản lý đòi hỏi ở mỗi nhân viên phải thực hiện (không vắng mặt hay không đi trễ). Muốn theo dõi được nhân viên có tuân thủ quy định này hay không phải dựa vào kiểm diện (đồng hồ bấm thẻ). Đối với những nhân viên đạt được quy định trên thì  họ sẽ nhận được tiền thưởng hàng tháng.


Xem xét lại công việc trước khi hoàn thành là một hình thức kiểm soát hoạt động cụ thể. Muốn như vậy, phải xem xét trước khi hoạt động được thực hiện và trước khi nó hoàn tất. Xem xét trước khi công việc được hoàn thành là trực tiếp giám sát cấp dưới. Mục đích của việc giám sát trực tiếp là để phát hiện những hình ảnh đặc thù của cấp dưới để điều chỉnh, giúp nhân viên hành động theo ý muốn của ban quản lý. Đây là một trong những chức năng của quản lý theo các sự kiện thực tế phát sinh. Việc kiểm tra mang tính giám sát về quản lý theo các sự kiện thực tế phát sinh thường gồm hai hệ thống: kiểm soát nhân sự và kiểm tra trách nhiệm trên kết quả. Đây là hình thức quyết liệt nhất của kiểm soát các hành động đặc thù.


Việc kiểm soát này có những giới hạn được chấp nhận như quy định về số tiền mặt tối đa mà nhân viên quầy có thể thanh toán trực tiếp với khách hàng mà không cần sự chuẩn y của cấp cao hơn, giới hạn cách cư xử bằng cách quy vùng hoạt động. Để đề phòng những hành vi có hại cho tổ chức, đòi hỏi cấp dưới phải báo cáo những điều họ dự định thực hiện. Loại kiểm soát này có liên quan trực tiếp đến sự ủy quyền. Cấp trên muốn kiểm soát càng nhiều thì ủy quyền càng bị thu hẹp và việc xem xét trước khi hành động càng kỹ lưỡng.


Kiểm soát nhân sự


Có một sự khác biệt lớn giữa kiểm soát nhân sự và kiểm soát hành động chuyên biệt. Kiểm soát những hành động chuyên biệt xác định rõ ràng cách cư xử, trong khi kiểm soát nhân sự thì sử dụng chiến lược và mục đích để thúc đẩy nhân viên được giao trách nhiệm, hoạt động có lợi cho tổ chức theo cách riêng của họ. Loại kiểm soát này khởi đầu bằng việc chọn lựa nhân viên có năng lực để đào tạo họ, giao việc cho họ và tạo cơ hội cho họ hoàn thành tốt công việc. Muốn việc kiểm soát được thực hiện tốt, phải làm công tác truyền đạt và giao việc cho nhân viên tốt. Muốn như vậy, phải làm cho nhân viên hiểu họ phải làm gì và điều họ phải làm đó sẽ đem lại sự thành công cho khách sạn. Khi có sự nhất trí của tập thể về các mục tiêu của tổ chức và cách hành động để đạt hiệu quả, thì chiến lược kiểm soát nhân sự sẽ nhanh chóng được hình thành.


Để động viên lối hành xử tốt, ban quản lý phải áp dụng biện pháp khen thưởng kịp thời. Trong kiểm soát nhân sự thì phải kiểm tra hiệu năng thực hiện công việc để chọn phong thái hành xử chuẩn nhằm áp dụng sau này và để loại bỏ phong cách hành xử không được chấp nhận trong hoạt động khách sạn. Xét hiệu năng thực hiện công việc cũng là dịp để có quyết định đào tạo, tái phân công, tăng lương và đề bạt.


Đề bạt, nâng lương giúp thúc đẩy việc hình thành động lực. Nhưng trong lĩnh vực kiểm soát thì phải sử dụng như thế nào? Đề bạt, khen thưởng và nâng lương chỉ được dựa duy nhất vào tiêu chuẩn của kết quả hoạt động và phong cách hành xử chuẩn của nhân viên khách sạn. Phải giám sát cẩn thận việc thực hiện công việc và hành vi của nhân viên và đó là cơ sở để những quyết định về mặt nhân sự.


Những nhân viên muốn được đề bạt, khen thưởng và nâng lương sớm phải sớm biết lối hành xử như thế nào là sẽ được hoặc không được thưởng. Như vậy, những hành động của họ phải được kiểm soát. Tiêu chuẩn áp dụng cho việc nâng lương và đề bạt không rõ ràng hoặc nhất quán có thể khiến nhân viên mất định hướng và sẽ gây khó khăn cho họ trong việc nhận thức loại hình hành xử nào được khách sạn xem là loại hành xử tốt trong khách sạn.


Theo http://www.amthuckhachsan.com.vn/index.php?&mod=9&parent_id=2&object_id=1092



kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Kiẻm Soát Hoạt Dọng Trong Khách Sạn

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Huong dan Tieng Anh giao tiep nganh Nha Hang

NVPVB: – xin hỏi, ông bà đã chọn được đồ ăn chưa?
- ok, chúng tôi đã sẵn sàng. Cho 2 xuất bò Úc nướng, 1 với sốt tiêu xanh, 1 dùng sốt nấm nhé
NVPVB: – xin hỏi, ông bà muốn được nướng món bò này như thế nào?
- tôi thì tái nhé, còn vợ tôi nấu chín tới tiêu
NVPVB: – vâng, ông bà có muốn dùng đố uống gì luôn không?
- anh có thể giới thiệu giúp chúng tôi được không?
NVPVB: vâng, nhà hàng chúng tôi có rất nhiều loại đồ uống ngon nhưng tôi nghĩ ông bà nên dùng một ít rượu vang đỏ, nó sẽ làm cho việc dùng món bò của ông bà thêm phần ngon hơn cũng như giúp dễ tiêu hóa.
- ok, vậy anh lấy cho chúng tôi 2 ly
NVPVB: -ông bà vui lòng đợi cho một lát, chúng tôi sẽ mang ra ngay


Excuse me, madam (or sir), would you like to place your order now? / can i take your order now? (không nên hỏi là đã gọi chưa vì một nhà hàng chuyên nghiệp phải nắm rõ khách nào đã gọi hoặc chưa gọi)


we’d like to have 2 sets of Australia grill beef, 1 set with green pepper sauce and the other one with mushroom sauce. (thường họ sẽ bảo luôn là green pepper for me and mushroom for my wife, để khi đưa ra nhân viên sẽ đặt đúng vào vị trí của từng người mà không cần hỏi lại)


madam/sir, would you like welldone, medium or rare cooked? (bạn xem thêm list các levels of cooked bên dưới) chỗ này có bạn nào comment thêm không nhỉ..


rare cooked for me and welldone cookedfor my wife pls.


yes sir, would you like some drinks?


hmm…how would you recommend us?


we suggest … a little red wine..that would be best to serve with the steak. (nhà hàng không nên nói là có rất nhiều đồ uống ngon mà không nêu ra cụ thể, như vậy sẽ làm khách hàng có ấn tượng về việc khoe khoang suông..hihi..cũng như đề cập đến việc…”tiêu hóa”…có thể liên tưởng đến những thứ không sạch sẽ…ak ak)


if that is the case..then…2 glasses of red wine pls.


is there anything else you want to order, sir? (add thêm)


that would be all, thank you. (add thêm)


thank you sir, the dishes will be served in just a moment.



Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Huong dan Tieng Anh giao tiep nganh Nha Hang