Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Quản trị đầu tư nhà hàng khách sạn


Quản lý được các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn, đánh giá các sự kiện hiện tại và tương lai liên quan đến dòng doanh thu đi vào và chi phí đi ra.


Sách còn cho bạn hiểu được đầu tư và quản lý tài sản dài hạn, giới thiệu cho bạn các bước nghiên cứu dự án như thế nào. Và cuối cùng là mục đích của việc quản trị đầu tư kinh doanh là gì.




TRÍCH DẪN ĐẶC SẮC


Lĩnh vực dịch vụ (du lịch, nhà hàng khách sạn…) có tiềm năng phát triển rất lớn trong hiện tại và tương lai, đồng thời có sự cạnh tranh mạnh mẽ, nên dự án đầu tư kinh doanh phải được phân tích trên cơ sở khoa học, phân tích thị trường khách hàng, phân tích tài chính sâu (chi phí, tỉ lệ lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, rủi ro kinh doanh, rủi ro môi trường…) để dự án đầu tư khả thi, có khả năng sinh lợi theo kỳ vọng trong dài hạn.




Các nhà đầu tư tương lai trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, ngoài sự nhạy bén kinh doanh, có lẽ cần sử dụng các phương pháp kinh tế, tài chính, để đánh giá dự án đầu tư, tính các loại chi phí và tỉ lệ lợi nhuận kỳ vọng, để quản trị tốt nhằm hạ chi phí, và phối hợp các nguồn tài chính, các phương án đầu tư sinh lợi trong lĩnh vực này.




Quyển sách mong đợi sẽ cung cấp cho quý độc giả các phương pháp đánh giá dự án đầu tư khả thi, các phương pháp phân tích tính toán và quản trị chi phí trên cơ sở khoa học kinh tế, tài chính, các yếu tố định lượng (phương pháp NPV, IRR, ARR, thời gian hoàn vốn, dòng tiền mặt chiết khấu, phương pháp CVP (chi phí – sản lượng – lợi nhuận), đồ thị phân tán…)…




Quyển sách kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng trong kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn, giải trí của quý độc giả.


 


 



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Quản trị đầu tư nhà hàng khách sạn

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Bí quyết để thành người quản lý khách sạn giỏi

Nhiều người cho rằng, những người giỏi chuyên món chưa hẳn đã quản lý tốt. Bởi muốn trở thành một người quản lý khách sạn giỏi, doanh nhân cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. Sau đây là những cách nâng cao kỹ năng quản lý…


Tự quyết trong mọi tình huống


Hãy chủ động với quyết định và không được trông chờ vào quyết định của người khác. Một người sếp giỏi không thể là một người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình.


Kiểm tra và tự trau dồi kiến thức cho bản thân


Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Hãy kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình.


Cần phải phát huy sự sáng tạo của nhân viên


Hãy để tất cả các “bộ óc” trong nhóm làm việc của bạn cùng hoạt động và đưa ra các sáng kiến thay vì bạn là người đưa ra mệnh lệnh và họ thi hành theo. Thật là nguy hiểm khi nhân viên của bạn làm việc như một cái máy. Hậu quả là khi có tình huống nguy kịch xảy ra, họ sẽ không tự giải quyết được công việc vì họ đã bị bạn tước mất khả năng phán đoán và suy nghĩ. Là một quản lý giỏi, bạn phải là người mang đến công việc và trao quyền cho nhân viên. Bạn phải khiến họ suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi.


Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm


Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.


Phải có kinh nghiệm phản biện lưu loát


Bạn hãy đóng vai trò “người biện hộ cho ma quỷ”, phản biện lại với các nhân viên của mình. Chính những lúc phản biện này sẽ kích thích sự sáng tạo cũng như đề phòng các tình huống bất trắc cho nhóm của bạn.


Tự kiểm tra và học lại


Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.


Lập một hệ thống theo dõi công việc trong mạng nội bộ


Hãy để nhân viên của bạn tham gia vào quá trình hoàn tất công việc của mình. Đừng chăm chăm theo dõi nhân viên “Anh đang làm đến đâu rồi?, Anh sắp xong chưa?…” Nó khiến nhân viên cảm thấy bản thân họ như trẻ con.


Học cách lắng nghe và hiểu người khác


Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.


Phải có phương án dự bị cho một kế hoạch làm việc hoàn hảo


Khi nhân viên bạn đưa ra một phương án, hãy nói với họ rằng ” Cái này theo tôi thật là hay và sáng tạo. Tuy nhiên, tôi nghĩ còn có thể có thêm các phương án khác nữa”. Trong trường hợp có một phương án bị “phá sản” do tình huống khách quan hoặc chủ quan, các phương án còn lại sẽ giúp công ty bạn không kẹt vào thế bị động.


Đặt nhân viên của mình lên trên hết


Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.


Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình”.


Theo: webphunu







Tin mới hơn:


Tin cũ hơn:




Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Bí quyết để thành người quản lý khách sạn giỏi

Khách sạn Huế lọt vào nhóm 500 khách sạn tốt nhất thế giới

Hãng Bernama ngày 8/1 đưa tin: Khách sạn La Residence Hue Hotel & Spa (Hue Hotel) của Việt Nam đã được xếp vào hàng 500 khách sạn tốt nhất thế giới trong năm 2014.


 





Khách sạn Huế lọt vào nhóm 500 khách sạn tốt nhất thế giới


Khách sạn trên địa bàn thành phố Huế đã đón nhận vinh dự này sau một cuộc khảo sát độc giả được thực hiện mới đây bởi tạp chí Travel + Leisure với năm tiêu chí đánh giá như cơ sở vật chất, vị trí, dịch vụ, nhà hàng ăn uống trong khách sạn và sự hài lòng của khách hàng.


“Chúng tôi thực sự vinh dự và tự hào về  khách sạn và thành phố của mình vì gần như tất cả đội ngũ quản lý khách sạn, kể cả giám đốc điều hành, giám đốc tiếp thị và đầu bếp đều sinh ra ở Huế,” Giám đốc điều hành khách sạn Phan Trọng Minh nói.


Vốn là tư dinh của một mục sư từ những năm 1930, Hue Hotel đã mở cửa vào năm 2005 sau một quá trình khôi phục hết sức công phu.


Hue Hotel được tạp chí Conde Nast Traveller đưa vào danh sách một trong 20 khu nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á trong năm 2012 và xuất hiện trên tạp chí MGallery Accor như một trong những khách sạn tốt nhất thế giới./.


(Võ Thắng)


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Khách sạn Huế lọt vào nhóm 500 khách sạn tốt nhất thế giới

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Nghệ thuật bán thêm trong kinh doanh khách sạn

Đỉnh cao nghề quản trị doanh thu khách sạn của tôi là được làm việc với một Giám đốc và đội ngũ thực sự có cảm hứng bán hàng thêm (up-selling).


Tôi không nói về việc bán thêm đơn giản như đề nghị nâng cấp phòng. Nhiều khách sạn đã phát triển bán hàng thêm thành một nghệ thuật. Hãy xem khách sạn Townhouse Hotel ở Maastricht dưới đây đã thành công như thế nào.


Trước đây tôi cũng đã đề cập việc chào mừng khách bằng một ly nước ngay khi họ check in khách sạn. Mặc dù đó là việc đơn giản, nhưng thực sự khiến khách hàng cảm thấy trân trọng. Bạn ngay lập tức cảm thấy không đơn giản chỉ là check-in, bạn thấy như ở nhà.


Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời tại Townhouse thậm chí bắt đầu trước khi khách check in. Nếu có email của khách, khách sạn sẽ liên lạc với khách trước khi họ đến khách sạn để hỏi xem họ có cần gì thêm trong thời gian lưu trú.


Các dịch vụ như đậu xe, phòng rộng hơn, vé bảo tàng và các gói lãng mạn dành cho cặp đôi được đề xuất. Tất cả những việc khiến kỳ nghỉ của khách hàng trở nên đáng nhớ hơn.


Khi khách tới, họ sẽ được nhắc nhở khéo léo rằng có nhiều lựa chọn tuyệt vời khác. Du khách đi công tác một mình sẽ có thể có bạn cùng phòng – đó là một chú cá vàng với một chi phí thêm rất nhỏ.


Bạn không thích ý tưởng này? Hãy xem khách hàng thực sự nghĩ gì. Nhiều khách đã đăng hình ảnh và bình luận lên Twitter. Dưới đây là ví dụ (tiếng Hà Lan): “Tôi không ở một mình tại Townhouse Hotel Maastricht, đây là bạn cá vàng cùng phòng Blub”




Trong thời gian lưu trú, bạn cũng có được voucher café và bánh với giá đặc biệt tại Grand Cafe Soiron nằm trên quảng trường trung tâm. Voucher hiển thị rõ ràng vị trí và giải thích đó là nơi lý tưởng để nghỉ chân khi thăm quan và mua sắm.


Không một cơ hội nào bị bỏ lỡ để bán thêm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.


Đội ngũ tuyệt vời của khách sạn này hiểu rằng có nhiều thứ để kinh doanh, chứ không chỉ là khách. Những trải nghiệm như ở nhà là yếu tố quan trọng để có khách hàng trung thành và truyền miệng.


Ví dụ, vào cuối tuần, khách có thể mua một bánh flan kiểu Maastricht để mang về nhà. Hiện nay họ bán 30-40 bánh mỗi dịp cuối tuần, việc này đem lại lợi nhuận 11,000 EUR.


Đó chính là kinh doanh trong ngành công nghiệp hiếu khách. Họ sẽ mở rộng dịch vụ này cho cả các ngày trong tuần.


Họ cũng bán cả hoa và quà lưu niệm khi khách check out.


Những chi tiết trên cho thấy khách sạn thực sự hiểu dịch vụ và tầm quan trọng của bán thêm cũng như lợi nhuận của kinh doanh khách sạn.


Không chỉ phòng đem lại doanh thu và lợi nhuận. Nếu một khách sạn thực sự sáng tạo, họ sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thú vị và bền vững.


by Patrick Landman


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Nghệ thuật bán thêm trong kinh doanh khách sạn

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Gold List 2014 tôn vinh hai khách sạn của Việt Nam

Tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Condé Nast Traveler mới đây đã công bố kết quả cuộc bình chọn thường niên Những khách sạn/ khu nghỉ dưỡng được yêu thích nhất mang tên Gold List 2014 (Danh sách Vàng 2014). Trong đó, hai khách sạn của Việt Nam đã vinh dự lọt vào danh sách này.


Theo đó, 2 khách sạn của Việt Nam được vinh dự có mặt trong Gold List 2014 là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội và Khu nghỉ dưỡng The Nam Hải (Hội An). Ngoài ra, độc giả của Condé Nast Traveler cũng bình chọn Metropole Hà Nội là một trong 20 Khách sạn Đô thị Tốt nhất Thế giới (World’s Best City Hotels).



Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội


Cuộc khảo sát này được tiến hành với khoảng 80.000 độc giả thường xuyên của Condé Nast Traveler tham gia bình chọn những khách sạn/khu nghỉ dưỡng yêu thích nhất của họ. Các hạng mục được đưa ra đánh giá, chấm điểm là: Phòng, Ẩm thực, vị trí, dịch vụ và thiết kế.


Theo đánh giá của độc giả Tạp chí Condé Nast Traveler, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội đạt 94,7 điểm; Khu nghỉ dưỡng The Nam Hải (Hội An) đạt 90, 3 điểm.


Trước đó, Sofitel Legend Metropole Hà Nội và The Nam Hải Hội An cũng được lọt vào danh sách Top 500 khách sạn tốt nhất thế giới (T+L 500) do độc giả Tạp chí Travel+Leisure bình chọn cùng với Park Hyatt Sài Gòn và La Residence Hotel & Spa Huế


“T+L 500” của Travel+Leisure và “Gold List” của Condé Nast Traveler được tổng hợp và công bố hằng năm là hai trong số những giải thưởng quan trọng nhất trong ngành du lịch đẳng cấp của thế giới.


Hotelnews tổng hợp


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Gold List 2014 tôn vinh hai khách sạn của Việt Nam

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

10 chuỗi khách sạn sang trọng nhất thế giới



 


1. InterContinental Hotels Group (IHG) – 20,2 tỷ USD




Tập đoàn IHG có hơn 45.000 khách sạn với hơn 646.000 phòng tại 100 quốc gia trên toàn thế giới. Dù có nguồn gốc từ một công ty bia ra đời từ năm 1777 nhưng tập đoàn chỉ được chính thức thành lập vào năm 2003 với việc kinh doanh khách sạn nhỏ. Hiện nay, tập đoàn IHG trở nên nổi tiếng với những thương hiệu như Holiday Inn, Holiday Inn Express, Candlewood Suites, Hotel Indigo và Staybridge Suites. 


2. Marriott International – 12,3 tỷ USD




Ý tưởng đằng sau việc kinh doanh Marriott được thành lập tại Washington DC vào mùa hè năm 1927 khi J. Willard Marriott đã mở một quầy nước trái cây để bán đồ uống dập tắt cơn khát của người dân trong cái nóng ngột ngạt. Việc kinh doanh này sau đó đã mở rộng đến một chuỗi các nhà hàng và khách sạn. Marriott International đã được lập ra vào năm 1993 khi Marriott Corp tách ra. 


Marriott International liên kết với các doanh nghiệp địa phương và tập trung mở rộng ra nước ngoài. Công ty có gần 4.000 khách sạn tại 74 quốc gia trên toàn cầu. Các công ty của Marriott bao gồm những thương hiệu như Marriott Hotels and Resorts, JW Marriott Hotels and Resorts, the Ritz-Carlton và Bulgari Hotels and Resorts. 


Tại Việt Nam, công trình khách sạn 5 sao JW Marriott Hotels đang trong quá trình hoàn thiện tại Hà Nội.


3. Hilton Worldwide – 8 tỷ USD




Trước đây, tập đoàn khách sạn Hilton bắt đầu với một khách sạn duy nhất tại Cisco, bang Texas (Mỹ) được xây dựng bởi Conrad Hilton. Một câu chuyện hài hước trong lịch sử Hilton đã xảy ra khi chi nhánh quốc tế tách ra của họ đã được mua và đổi tên nhiều lần trước khi được đặt tên là Hilton Group. Sau nhiều rắc rối cả hai tập đoàn Hilton địa phương và quốc tế đã đạt một thỏa thuận chung để áp dụng các biểu tượng giống nhau, thúc đẩy lẫn nhau và không bao giờ cạnh tranh trực tiếp. 


Tính đến tháng 5/2012, Hilton Worldwide có hơn 642.000 phòng trong tổng số 3.897 khách sạn tại 91 quốc gia trên toàn thế giới. Các thương hiệu của Hilton bao gồm Waldorf Astoria Hotels and Resorts, Conrad Hotels and Resorts, Embassy Suite Hotels và Hampton Inn.


Hilton Worldwide cũng đã có mặt tại Việt Nam với 2 khách sạn sang trọng.


4. Accor – 7,9 tỷ USD




Tập đoàn khách sạn Accor được thành lập từ những năm 60 khi Paul Dubrule và Gerard Pelisson mở những khách sạn kiểu Mỹ đầu tiên tại thành phố Lille, Pháp. Hai thập kỷ sau, công ty của họ mua lại Jacques Borel International và đổi tên thành tập đoàn Accor. Tập đoàn tiếp tục mở rộng sang Mỹ, nơi mà Accor đã mua thêm Motel 6 và chuỗi khách sạn Westin Hotels và Red Roof Inn, chuỗi khách sạn này sau đó vẫn được bán lại. Tập đoàn này cũng bắt đầu kinh doanh sòng bạc từ thập niên 90. 


Hiện Accor có số lượng các khách sạn từ kinh tế tới cao cấp lớn nhất Pháp và hơn 1.600 khách sạn toàn cầu dưới cùng một thương hiệu với tên gọi Ibis.


5. Starwood Hotels and Resorts – 5,6 tỷ USD




Starwood Lodging ban đầu được thành lập bởi doanh nghiệp đầu tư bất động sản của Mỹ Starwood Capital. Chuỗi khách sạn này chỉ có một số khách sạn ở Mỹ nhưng mang những thương hiệu khác nhau. Từ năm 2005, công ty đã tập trung nhiều hơn vào kinh doanh khách sạn. 


Hiện nay, tập đoàn đã sở hữu một loạt các thương hiệu như Westin, Sheraton, the Luxury Collection, W Hotels và St. Regis. Trong đó, căn phòng hạng sang Royal Penthouse Suite tại khách sạn Hotel President Wilson ở Geneva, Thụy Sỹ được coi là phòng khách sạn đắt đỏ nhất thế giới với giá thuê 65.000 USD/đêm.


6. Wyndham Hotel Group – 4,25 tỷ USD




Ban đầu có tên Wynham Hotel, tập đoàn Wynham Hotel được thành lập năm 1981 tại Dallas, Texas (Mỹ) bởi Trammel Crow. Tập đoàn tiếp tục phát triển vào những năm 90 khi mua lại tập đoàn Summerfield. 


Trong quá trình mở rộng nhiều khách sạn hơn, tập đoàn này cũng vướng phải một số vấn đề khó khăn. Sau đó, tập đoàn đã thông qua kế hoạch tái cấu trúc có giá trị 1 tỷ USD từ một công ty tư nhân và cố gắng giữ gìn công ty trong giai đoạn 1999-2004. Vào tháng 6/2005, tập đoàn Blackstone đã mua lại Wynham International với giá 3,24 tỷ USD. Các thương hiệu thuộc tập đoàn Wyndham Worldwide bao gồm Baymont Inn & Suites, Microtel Inns và Travelodge.


7. Hyatt Hotels – 3,7 tỷ USD




Có trụ sở tại Mỹ, tập đoàn khách sạn Hyatt có hơn 490 khách sạn khắp thế giới. Các thương hiệu của tập đoàn gồm có Park Hyatt – thương hiệu xa hoa, Andaz – thương hiệu cao cấp lấy cảm hứng từ địa phương, Grand Hyatt – khách sạn trung tâm đô thị lớn, Hyatt Regency – trung tâm dành cho các hội nghị hoặc các khách kinh doanh, Hyatt Place – nơi lý tưởng cho các đoàn khách gia đình và kinh doanh, Hyatt House – khách sạn theo phong cách dân cư cao cấp, Hyatt Resorts và Hyatt Vacation Club.


8. The Rezidor Hotel Group – 1,12 tỷ USD




 


Từng được biết đến với cái tên Rezidor SAS, khách sạn đầu tiên của tập đoàn The Rezidor Hotel được mở năm 1960 tại Copenhagen (Đan Mạch). Năm 2001, Rezidor SAS được đổi tên thành Rezidor SAS Hospitality với việc mở rộng hàng loạt các thương hiệu. Năm 2006, công ty lại được đổi tên lần nữa thành Rezidor Hotel Group.


Hiện nay, tập đoàn có hơn 1.319 khách sạn với 209.000 phòng ở 81 quốc gia trên toàn cầu. Các thương hiệu của tập đoàn Rezidor bao gồm Radisson, Radisson Blu, Country Inns & Suites, Hotel Missoni, Park Inn và Park Plaza.


9.  Choice Hotels International – 0,64 tỷ USD




Tập đoàn khách sạn Choice Hotels International được thành lập năm 1939 ở Maryland với cái tên ban đầu là Quality Courts United. Sau đó chuỗi khách sạn này đã được đổi tên như hiện nay sau khi nó mua lại ba chuỗi khách sạn năm 1990. Hiện tập đoàn có hơn 7.000 khách sạn trên toàn nước Mỹ với những thương hiệu như Ascend Collection, Cambria Suites, Clarion Hotels, Comfort Inn, Comfort Suites, Econo Lodge, Mainstay Suites, Quality Inn/Hotel, Rodeway Inn, Sleep Inn và Suburban Extended Stay Hotel.


10. Home Inns – 0,63 tỷ USD




Home Inns là chuỗi khách sạn giá rẻ đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc. Chuỗi khách sạn này được thành lập bởi Ji Qui vào năm 2001 và bắt đầu mở rộng một năm sau đó. Năm 2007, Home Inns mua lại khách sạn Top Star, đưa tổng số khách sạn của Home Inns lên con số 250. Công ty đang có kế hoạch mở rộng tới các nước châu Á khác. Trụ sở của công ty được đặt tại quận Xuhui ở Thượng Hải.



Theo Nguyên Thảo
Kiến thức/Therichest


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


10 chuỗi khách sạn sang trọng nhất thế giới

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vai trò của phần mềm quản lý khách sạn trong kinh doanh khách sạn


Hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến đã chứng tỏ là một lợi ích không chỉ cho du khách mà còn cho ngành công nghiệp khách sạn như một toàn thể. Với số lượng ngày càng tăng của người sử dụng internet, đặt phòng trực tuyến làm cho một cạnh quan trọng đối với thị trường du lịch tổng số ngày hôm nay. Sau thành công của hệ thống đặt khách sạn trực tuyến, người ta đang phát triển các loại khác nhau của phần mềm của khách sạn có thể kinh doanh khách sạn lên một tầm cao mới.


Phần mềm quản lý khách sạn có thể giúp doanh nghiệp như thế nào?
Nếu bạn là
người làm trong ngành công nghiệp khách sạn và muốn tăng triển vọng của doanh nghiệp của bạn, thì việc mua phần mềm quản lý khách sạn sự cần thiết ngay bây giờ. Nó có thể giúp đỡ  nhiều hơn trong việc quản lý khách sạn của bạn.


Tăng sự hiện diện Internet: Thế giới đang trở nên nhỏ hơn và thông minh hơn. Với thời gian hạn chế lúc xử lý, hầu hết mọi thứ được ngày hôm nay sắp xếp ra tại nhấp chuột của một con chuột. Với hầu hết các khách sạn đẳng cấp thế giới làm cho một sự hiện diện màn hình, điều quan trọng là để trở thành một phần của trường internet. Càng có nhiều người tìm thấy với các ưu điểmthuận tiện, tiết kiệm thời gian và đơn giản để lập kế hoạch ngày lễ và sắp xếp đi du lịch của mình trên internet. vậy, tại sao không để cho họ tận dụng thoải mái bằng cách cung cấp cho họ các dịch vụ trực tuyến từ phía bạn?
    Theo dõi tồn kho: Một phần mềm khách sạn hoặc nhà trọ thể giúp theo dõi hàng tồn kho một cách có tổ chức hơn để không có phức tạp phút cuối cùng. Các phần mềm thể cảnh báo về mức độ chứng khoán suy yếu và cũng có thể giúp đỡ trong việc giảm độ trễ thời gian và duy trì số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) cấp.
    Sử dụng công nghệ: Mua phiên bản mới nhất của phần mềm quản lý khách sạn cho phép sử dụng tốt nhất của tiến bộ công nghệ. Chẳng hạn phần mềm mang tính năng tiên tiến và các chương trình để kiểm tra hiệu quả của nhân viên khách sạn và người lao động và cải thiện năng suất của họ
    
Lưu trữ h sơ: Phần mềm quản lý khách sạn giúp trong việc giữ hồ sơ về các hoạt động hàng ngày: chẳng hạn như kiểm tra, kiểm tra, công suất phòng, tiện ích, ăn uống thu thanh, mua tất cả cùng với một loạt các thông tin khác. Cho một phần mềm quản lý khách sạn được đặt ra, bạn có thể truy cập tất cả các thông tin quan trọng chỉ với một vài cú nhấn chuột.



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Vai trò của phần mềm quản lý khách sạn trong kinh doanh khách sạn

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Cận cảnh khách sạn 7 sao tại Abu Dhabi

Không giống với khách sạn 7 sao Burj al Arab tại Dubai với giá từ 1.600 USD một đêm, giá phòng tại Emirate Palace chỉ từ 470 USD một đêm. Nhưng giá thuê siêu xe tại đây là 500 USD mỗi giờ.  


Khách sạn có 48 phòng Palace suite rộng hơn 2.200 m2 với giá 15.000 USD mỗi đêm, chỉ bằng một nửa so với giá phòng Tổng thống đắt nhất tại thành phố New York, Mỹ. Giá phòng Suite tại khách sạn Four Seasons, New York có giá trên 30.000 USD/đêm.


Tọa lạc tại trung tâm Abu Dhabi, nơi được mệnh danh là thành phố của thế kỷ 22, Emirate Palace rực rỡ như một lâu đài.




Khung cảnh bên ngoài khách sạn 7 sao Emirates Palace. Toàn bộ khách sạn trải dài tới 1 km. Khách nghỉ tại đây phải di chuyển bằng xe từ cánh Đông sang cánh Tây. 



Emirates Palace nằm ngay trung tâm thành phố Abu Dhabi. Từ khách sạn, du khách có thể thuận tiện lui tới hàng tá các nhà hàng và quán bar.




Từ cánh Đông của khách sạn. du khách cũng có thể nhìn được tòa nhà hoàng gia Abu Dhabi.



Bên trong khách sạn có tới 8.000 cây xanh và chúng được trông lại 2 năm một lần. 





Một số người bản địa giàu có trong trang phục truyền thống đang sải bước tại tiền sảnh của khách sạn.





Máy “Gold ATM” nổi tiếng của khách sạn cũng được đặt tại đây. Mặc dù máy này không nhả vàng thỏi, nhưng du khách tới đây cũng rất hài lòng với những món đồ lưu niệm nhỏ bằng vàng có logo của khách sạn mà họ có thể rút được từ đây.




Giá phòng một đêm tại khách sạn này từ 470 USD.


Phòng đắt nhất là Palace Suites với giá mỗi đêm là 15.000 USD.



Giám đốc điều hành khách sạn Holger Schroth cho biết bạn không cần phải là triệu phú mới có thể tới nghỉ tại đây. “Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ khách hàng như đối với hoàng gia”, ông nói.




Về đêm, khách sạn nổi bật với ánh đèn rực rỡ và hoạt động vui chơi ăn uống nhộn nhịp tại 9 nhà hàng và 5 bar.


Khu BBQ Al Qasr được đặt ngoài trời với không gian mở và lãng mạn, giúp du khách tận hưởng tối đa thời tiết dễ chịu tại Abu Dhabi.


Nhà hàng Mezlai và Le Vendome của khách sạn nổi tiếng với các món tráng miệng rắc lá vàng. Mỗi chiếc bánh chocolate như vậy có giá khoảng 80 USD.


Emirate Palace có hai bể bơi lớn. Một bể dành cho các gia đình có trẻ nhỏ với bể lười và hai đường ống trượt. Còn một bể khách dành cho người lớn. 


Du khách nghỉ tại khách sạn có thể thuê siêu xe Maybach hoặc Rolls-Royces của khách sạn với giá 500 USD một giờ.

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Cận cảnh khách sạn 7 sao tại Abu Dhabi