Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Du khách chỉ ra những sai lầm chết cười của các khách sạn

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 1






du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 2

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 3

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 4

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 5

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 6

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 7

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 8


kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Du khách chỉ ra những sai lầm chết cười của các khách sạn

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Clip khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng

Nhân viên chèo kéo, đồng ý mức giá 800 nghìn/2 phòng/đêm. Sáng hôm sau người khách tá hỏa khi chủ khách sạn nâng giá lên gấp đôi. Sự việc xảy ra tại Vũng Tàu.

Khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng Khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng



Clip được chủ tài khoản Hoàng Long chia sẻ về việc khách sạn ở Vũng Tàu bắt chẹt khách đã khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.


Kèm theo hình ảnh, người này viết:


“Chuyện là tối hôm thứ 7 vừa rồi mình và đám bạn của mình có ra Vũng Tàu chơi, lúc ra tới nơi thì đã là 4h sáng chủ nhật. Nhóm mình đi vòng vòng kiếm khách sạn để nghỉ ngơi, khi thấy nhóm mình đi chậm thì nhân viên của khách sạn chèo kéo.


Một người bạn trong nhóm mới hỏi giá phòng bao nhiêu, thì người nhân viên đó nói 1,2 triệu/ 2 phòng. Mình bỏ đi thì nó kéo lại và nói cho nó cái giá đi, bạn của mình nói 800 nghìn/ 2 phòng đi (đâu có cái luật nào cấm không được trả giá đúng không mọi người). Khi bạn mình nói vậy thì nó mới hạ xuống còn 1triệu/ 2 phòng.


Nhóm mình bỏ đi thì nó kéo lại và nói cho nó thêm chút nữa là 900nghìn/2 phòng đi, mình vẫn kiên quyết là 800 nghìn/2 phòng và cuối cùng nó đã nói: “Rồi đồng ý luôn 800nghìn/2 phòng”.


Tất nhiên là khi bạn mình trả giá nó có quyền từ chối không cho tụi mình thuê mà đúng không mọi người? Và quan trọng là nếu nó không đồng ý giá của nhóm mình đưa ra thì làm sao nhóm mình vào ở được đúng không? Khi vào ở thì nó cũng không nói gì về việc ở qua đêm phải đưa tiền trước hoặc đặt cọc trước, vừa vào là nó dẫn ngay bọn mình lên phòng.


12h trưa chủ nhật cùng ngày xuống trả phòng (tính ra nhóm mình mới ở 8 tiếng thôi) lúc tính tiền thì nó nói 800nghìn/1 phòng. Nếu tối thứ 7 nó nói 800nghìn/1 phòng thì bọn mình đâu có ở với lại. Đâu có ai dại đến nỗi giá lúc đầu 1,2 triệu/2 phòng, tự mình đôn giá lên 800nghìn/1 phòng. Mọi người thấy vô lý không?”.


https://www.youtube.com/watch?v=nbSvKnTtmiA


Đoạn ghi hình khách sạn ở Vũng Tàu bắt chẹt khách. Nguồn Facebook



Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Clip khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Chủ khách sạn Sầm Sơn giải thích khách bị tính thêm 200.000/phòng


Xung quanh thông tin du khách bức xúc vì không ăn tại khách sạn phải trả thêm 200 nghìn/phòng, ngày 2/7, bà Lưu Thị Oanh – chủ khách sạn H.G. (Sầm Sơn, Thanh Hoá) cho biết, theo quy định của khách sạn nếu du khách đặt phòng có thỏa thuận ăn đủ 3 bữa chính, hoặc không ăn thì sẽ được tính giá khác nhau.


“Chúng tôi chỉ thu thêm đoàn khách này 200 nghìn đồng, bởi trước đó đã thoả thuận nếu đặt cơm tại khách sạn thì sẽ được tính giá phòng ưu đãi, nếu không chúng tôi sẽ tính giá khác. Ví dụ nếu khách đồng ý ăn ở đây thì chúng tôi lấy 1 triệu, nếu không ăn ở đây thì chúng tôi lấy 1,2 triệu. Điều này chúng tôi đã nhắc nhở khi gửi menu thực đơn cho khách hàng”, bà Oanh nói.


Theo bà Oanh, giá cuối tuần, đầu tuần là khác nhau. Đầu tuần sẽ có giá rẻ hơn và cuối tuần thì giá đắt hơn. Khi đặt phòng ở đây, khách sạn không viết vào hợp đồng mà trao đổi với nhau bằng miệng.


Hình ảnh khách sạn H.G. Ảnh: VNN Hình ảnh khách sạn H.G. Ảnh: VNN


Ví dụ khi kinh doanh 3 tháng hè sẽ không giống những nơi khác, họ áp thuế khách ăn và ở tại khách sạn. Vì vậy, khi khách đến đây ăn bữa trưa và không ăn bữa tối và trưa hôm sau, chúng tôi chỉ thu thêm là 200 nghìn và nói bù thêm vào tiền đóng thuế”.Cũng theo bà Oanh, lý do khiến khách sạn phải tách bạch giá phòng như vậy là do “Khi chúng tôi kinh doanh trong khu vực Sầm Sơn có áp thuế, nhất là 3 tháng hè.


Về việc này, khi liên hệ với anh Phạm Văn Hà (36 tuổi, quê Hải Dương) thì anh khẳng định: “Phía khách sạn không hề nói gì về việc nếu ăn ở đây thì giá này, nếu không ăn ở đây thì giá khác”.


Trước đó, theo thông tin trên báo Vietnamnet, anh Hà cho biết, anh và bạn bè vô cùng bức xúc trước thái độ làm việc “chộp giật” của chủ khách sạn H.G khi đoàn khách của anh không ăn tối tại đây.


Theo anh Hà: “Cách đây 1 tháng, nhóm chúng tôi có đặt 7 phòng nghỉ qua mạng tại khách sạn H.G. với giá 600.000 đồng/phòng. Tuy đã đặt trước, nhưng ngày 1/7 khi cả đoàn đến nơi thì chỉ còn 6 phòng, nhưng các gia đình vẫn đồng ý ở lại”.


Bảng menu tại khách sạn- bà Oanh cung cấp. Ảnh: VNN Bảng menu tại khách sạn- bà Oanh cung cấp. Ảnh: VNN


Bên cạnh đó, đoàn anh Hà cũng đã đặt 4 mâm cơm tại khách sạn này theo menu mà nhân viên khách sạn đã gửi mấy ngày trước, tuy nhiên khi đến dùng bữa thì thấy 4 mâm này không đúng theo như thực đơn đã đặt trước đó.


“Do thực đơn bữa trưa không hợp lý nên khi phía khách sạn có đề nghị đoàn khách đặt bữa ăn tối, chúng tôi lấy lý do tối có bạn bè mời ăn ngoài nên không ăn tại khách sạn. Lúc này bà chủ trở mặt luôn, nếu vậy cứ mỗi phòng chúng tôi phải trả thêm 300 nghìn phụ thu. Sau một hồi đôi co bà chủ buông luôn một câu ngắn gọn “không nói nhiều chốt lại mỗi phòng thêm 200 nghìn đồng”.


Theo anh Hà, cuối cùng để yên chuyện, nhóm của anh đã phải đóng thêm mỗi phòng 200 nghìn trong tâm trạng vô cùng bức xúc.


Thùy Dung


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Chủ khách sạn Sầm Sơn giải thích khách bị tính thêm 200.000/phòng

JLL: Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn

Với mức kỷ lục đạt 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2016 và mục tiêu nhắm đến 20 triệu lượt khách vào năm 2020, Việt Nam được trông đợi sẽ đạt được doanh thu vào 30 tỷ USD riêng cho ngành du lịch vào cuối thập kỷ này. Đặc biệt, lượng khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh hơn 50% vào năm 2016, và lượng khách du lịch Nga cũng hồi phục tích cực, tính vào thời điểm tháng 4/2017 khách Nga đến Việt Nam đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn


Theo JLL, sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phần nhiều là nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng và chính sách gần đây. Chính phủ đã dành phần lớn GDP cho việc phát triển cơ sở hạ tầng hơn bất kỳ các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Chẳng hạn, việc đầu tư bao gồm 2.000km đường cao tốc mới, hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều dự án mở rộng và xây dựng sân bay mới.


Đặc biệt, nhiều dự án mở rộng sân bay được thực hiện bởi các khoản đầu tư từ các hãng hàng không của nhà nước và tư nhân nhằm phục vụ chính việc mở rộng và cải thiện đội bay của các hãng.


Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư và các nhà khai thác vận hành khách sạn sẵn sàng cam kết với thị trường có tốc độ tăng trưởng cao này.

Ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn tư vấn Khách sạn của JLL khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho rằng: “Với những cam kết lớn của các tổ chức và cá nhân liên quan đến nhà nước hoặc tư nhân vào cơ sở hạ tầng và liên kết giao thông, các nhà đầu tư khách sạn đều rất muốn đầu tư vốn vào thị trường Việt Nam”.


“Năm 2016 thị trường đã chứng kiến mức kỷ lục của các giao dịch về khách sạn, với tổng giá trị giao dịch hoàn thành trong năm chiếm 83% so với các giao dịch cùng năm tại Thái Lan, một thị trường được xem là rộng lớn hơn và có nhiều biến chuyển hơn”, ông Adam Bury cho biết thêm.


Theo phân tích của ông Bury: “Việt Nam đang cố gắng thay đổi hình ảnh của một đất nước bị khách du lịch cho là chỉ nên đến một lần bằng những thu hút về ẩm thực, những sân gôn mới được xây dựng và các câu lạc bộ tạo thêm nhiều điểm thu hút khách du lịch trở lại viếng thăm. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải đã mở ra nhiều điểm du lịch mới tại các khu ven biển ngoài những điểm đến quen thuộc như Đà Nẵng – Hội An và Nha Trang – Cam Ranh”.


Ông Frank Sorgiovanni, Giám đốc nghiên cứu thị trường, Tập đoàn tư vấn Khách sạn của JLL khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết thêm: “Trong 24 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến một lượng lớn khách sạn với thương hiệu quốc tế được mở tại Việt Nam và mong chờ sự đa dạng hóa các công ty quản lý khách sạn và thương hiệu trong thị trường”.


“Theo quan sát ở một vài nước khác tại khu vực Đông Nam Á, chúng tôi mong đợi một sự phát triển vượt tầm các thương hiệu khách sạn quốc tế. Các thương hiệu khách sạn trong nước dường như đang dẫn đầu tiên phong, đặc biệt là phân khúc dành cho khách du lịch trong nước. Các thương hiệu khách sạn đang được xây dựng và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhắm vào phân khúc khách có ngân sách vừa và thấp, các chuỗi này được cho rằng sẽ phát triển trên toàn quốc với tốc độ nhanh”, ông Sorgiovanni nói thêm.


Cũng theo ông Gorgiovanni, Việt Nam không nên chỉ được xem như một điểm đến du lịch mà còn vì sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước, dẫn đầu bởi chế tạo và sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, sự kết nối giữa các quốc gia gia tăng phối hợp với nguồn cung các sản phẩm khách sạn mới đã biến Việt Nam thành điểm du lịch hấp dẫn hơn như là một điểm đến chỉ dành cho du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,…


Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khách sạn Việt Nam cũng cần chú trọng hơn đến nhu cầu cư trú tại các khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì nhiều doanh nghiệp đa quốc gia và nhà máy chế xuất lớn đã vào Việt Nam và luân chuyển lượng lớn chuyên gia của họ tạm trú ngắn và dài hạn từ các thị trường châu Á khác.


“Hiệu suất kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là Hà Nội, đã được cải thiện sau sự đầu tư công nghiệp khổng lồ xung quanh thành phố. Chúng ta đang thấy những xu hướng tương tự ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang được hưởng lợi từ chính vị thế của một trung tâm tài chính của đất nước. Về tầm nhìn trung hạn, Việt Nam vẫn tiếp tục cho các nhà đầu tư một cái nhìn tốt về thị trường”, ông Adam Bury khẳng định.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


JLL: Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Du khách quốc tế tăng mạnh, khách sạn kín chỗ

Ông Frank Sorgiovanni, Giám đốc nghiên cứu thị trường, bộ phận Tư vấn Khách sạn JLL khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), cho biết, mức tăng này vẫn chủ yếu đến từ nguồn khách du lịch Trung Quốc, tăng hơn 50% so với năm ngoái, nhưng kèm theo đó là lượng du khách Nga đang có chiều hướng hồi phục. Thời điểm tháng 4 năm nay, khách du lịch Nga đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ.


Bên cạnh nguồn khách chủ yếu đến từ châu Á, khách châu Âu cũng đến Việt Nam nhiều hơn do đang được hưởng chính sách miễn visa ngắn hạn. Mặc dù nhóm khách này chiếm chưa đến 15% tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam, theo JLL, nhưng họ lại là nhóm chi tiêu cao, lưu lại nhiều ngày hơn (từ 7 – 10 ngày) so với khách châu Á (chỉ từ 3 – 4 ngày).


khach du lich 1


Nếu xét về điểm đến thì khách đoàn tham dự hội nghị, hội thảo chủ yếu đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi khách du lịch cá nhân thì chọn TP.HCM và khu vực phía Nam.


Giải thích về sự gia tăng lượng khách quốc tế nửa đầu năm nay, ông Frank Sorgiovanni cho biết nguyên nhân thứ nhất là cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ. Việc đầu tư bao gồm 2.000km đường cao tốc mới, hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và TP.HCM, cùng nhiều dự án mở rộng và xây dựng sân bay. Các hãng hàng không cũng tích cực áp dụng các chính sách khuyến mãi và cải thiện đội bay của họ.


Một resort tại Việt Nam Một resort tại Việt Nam


Lý do kế tiếp là các điểm du lịch tại Việt Nam giờ đây đã cải thiện đáng kể dịch vụ, mang đến cho du khách nhiều hoạt động giải trí, tham quan hơn. Cuối cùng, không còn bó hẹp ở những điểm đến quen thuộc như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, du khách giờ đây còn có những lựa chọn đa dạng khác như Quy Nhơn, Sầm Sơn, Quảng Bình, v.v…


Ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao Bộ phận Đầu tư, Tư vấn Khách sạn JLL khu vực CA-TBD nhận định: “Việt Nam đang cố gắng thay đổi hình ảnh về một đất nước được cho là chỉ nên đển một lần với những đặc trưng thiên nhiên, ẩm thực. Các hoạt động giải trí cho du khách quốc tế như golf, casino… đang thu hút du khách quay trở lại và có xu hướng ở lại dài ngày hơn. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng giúp tiếp cận nhiều điểm du lịch mới”.


Nguồn khách du lịch tăng mạnh đã đưa TP.HCM và Hà Nội lọt top 3 thị trường có hoạt động khách sạn sôi động nhất tại Đông Nam Á, chỉ sau Bali (Indonesia). Tuy nhiên, nếu như nguồn cung khách sạn tại Bali đang dư thừa thì tại hai đô thị của Việt Nam, tỷ lệ cung cầu đang cân bằng. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động của ngành khách sạn đang khởi sắc.


resort 1


Sự tăng trưởng của lượng khách du lịch đang đưa mục tiêu 20 triệu du khách/năm vào năm 2020 của Tổng Cục Du lịch trở nên gần hơn. Điều này cũng thu hút các nhà đầu tư quốc tế quan tâm nhiều hơn đến thị trường khách sạn Việt Nam.


Ông Frank Sorgiovanni cho biết: “Trong 24 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến một lượng lớn khách sạn với thương hiệu quốc tế được mở tại Việt Nam và cho rằng tới đây sẽ có sự đa dạng hóa các công ty quản lý khách sạn và thương hiệu trong thị trường”. Ông cũng nhận định, hiện nay, các thương hiệu khách sạn trong nước vẫn đang dẫn đầu thị trường, đặc biệt là phân khúc du khách tầm trung. Nhiều thương hiệu trong nước đang xây dựng và phát triển thành các chuỗi trên toàn quốc với tốc độ nhanh”.


Ông Adam Bury kết luận: “Ngành công nghiệp khách sạn tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Chúng tôi đang theo dõi sát sao nhu cầu cư trú tại các khách sạn ở TP.HCM và Hà Nội, vì nhiều doanh nghiệp đa quốc gia đã vào Việt Nam, kéo theo sự luân chuyển một lượng lớn chuyên gia tạm trú ngắn và dài hạn từ các thị trường châu Á khác”.


Kim Vân


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Du khách quốc tế tăng mạnh, khách sạn kín chỗ

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Cháy khách sạn - nỗi lo mùa du lịch

Các cơ sở lưu trú cần cho nhân viên tham gia những khóa tập huấn hướng dẫn PCCC Các cơ sở lưu trú cần cho nhân viên tham gia những khóa tập huấn hướng dẫn PCCC


Liên quan đến trách nhiệm bồi thường khi xảy ra cháy tại khách sạn, luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, điều quan trọng nhất là cần xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy. Nếu do lỗi một cá nhân nào đó thì người này phải có trách nhiệm bồi thường dân sự cho những người bị thiệt hại và bản thân người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Nếu xác định nguyên nhân là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như hệ thống tải điện, chất nổ, chất cháy… thì người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Trường hợp khách sạn không làm tốt công tác PCCC theo quy định để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại cho khách lưu trú thì khách sạn phải bồi thường. Còn nếu nguyên nhân hỏa hoạn do lỗi của khách hoặc sự kiện bất khả kháng thì khách sạn sẽ không phải bồi thường.


Cháy khách sạn, du khách nhảy lầu


Tối 20-6 vừa qua, một khách sạn ở TP Quảng Ngãi đã xảy cháy. Sau gần 30 phút chữa cháy, lực lượng chức năng mới khống chế và dập tắt được ngọn lửa. Mặc dù vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người song nó đã khiến toàn bộ khách đang lưu trú tại đây bỏ chạy trong hoảng loạn và sau nhiều giờ, họ mới dám trở lại phòng…


Trước đó, vào đêm 1-6, tại Đà Nẵng, một khách sạn ở quận Sơn Trà đã xảy cháy khiến hàng trăm du khách lo lắng. Đám cháy xuất phát từ buồng kỹ thuật thang máy, rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ khách sạn. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng PCCC, cứu nạn, cứu hộ đã nhanh chóng có mặt để chữa cháy đồng thời hướng dẫn hơn 230 khách di chuyển đến nơi an toàn, trực tiếp cứu 9 người, trong đó có 5 trẻ em ra khỏi đám cháy tại khách sạn. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn được xác định do chập điện tại buồng kỹ thuật thang máy.


Còn tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, sáng  29-4, một khách sạn 5 tầng cũng bất ngờ bốc cháy. Đám cháy xuất phát từ khu để ôtô và xe máy, khiến hơn 20 khách rơi vào tình trạng hỗn loạn. Để thoát thân, một số người ở các tầng trên do mất bình tĩnh đã nhảy xuống và bị gãy chân. Sau khoảng 1 giờ, đám cháy mới được dập tắt, song hầu hết đồ đạc ở hai tầng dưới của khách sạn đã bị thiêu rụi, trong đó có một số ô tô và xe máy.


Đang trong mùa cao điểm về du lịch, trước hàng loạt vụ cháy khách sạn thời gian qua, nhiều người đã lên kế hoạch đi du lịch trong mùa hè này tỏ ra khá lo ngại. Chị Đoàn Cẩm Thanh ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, thông thường trước khi đi du lịch, các gia đình phải đặt khách sạn từ trước.


Giao dịch giữa hai bên chủ yếu là chọn phòng và thanh toán tiền còn vấn đề PCCC hầu như không bao giờ đề cập đến. Khách đến ở cũng chỉ quanh quẩn trong phòng không tìm hiểu kỹ về đường đi lối lại, lối thoát hiểm nên nếu không may xảy ra hỏa hoạn, thiệt hại là vô cùng khó lường…


 


Ngoài những sơ đồ hướng dẫn thoát hiểm ở mỗi khách sạn thì hệ thống PCCC cần được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên Ngoài những sơ đồ hướng dẫn thoát hiểm ở mỗi khách sạn thì hệ thống PCCC cần được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên


Khách sạn xảy cháy, làm sao để thoát nạn?


Liên quan đến cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn trong các khách sạn, ông Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc một Công ty chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị PCCC trong các tòa nhà cao tầng ở quận  Đống Đa, Hà Nội cho biết, khi đến bất kỳ khách sạn nào, khách lưu trú nên quan sát, tìm vị trí của cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm bởi nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn, thì đây là lối thoát an toàn nhất.


Khi phát hiện có dấu hiệu xảy cháy du khách phải nhanh chóng di chuyển ra khỏi phòng, xác định vị trí của ngọn lửa, nguồn khói để chọn hướng di chuyển hoặc chỗ lánh nạn, kêu to cho mọi người cùng biết, gọi cứu hỏa thông báo về địa điểm xảy ra đám cháy.


Trong trường hợp đám cháy chưa lan đến hành lang, khách lưu trú cần tìm cửa thoát hiểm gần nhất và thoát ra ngoài. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới để tránh ngạt khói. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần lấy một chiếc chăn nhúng nước, trùm kín người và ra khỏi nhà, lấy khăn ướt bịt mũi, miệng.


Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy la hét, vẫy tay để gây chú ý với nhân viên cứu hỏa. Đặc biệt, trong khi xảy ra hỏa hoạn, khách cần nhanh chóng thoát thân, không nên cố nán lại mang thêm tài sản và tuyệt đối không dùng thang máy khi hỏa hoạn, bởi khi đó thang máy rất dễ bị ngừng hoạt động đột ngột do mất điện. Nếu thấy đám cháy lan đến phòng, hãy đóng kín cửa để ngọn lửa không bén vào phòng.


Cũng theo ông Nguyễn Văn Thanh, trong các vụ hỏa hoạn, số lượng nạn nhân tử vong vì nghẹt thở do khói thường cao hơn do bị bỏng. Do đó, để tránh bị ngạt thở vì khói và hơi độc, khi di chuyển, mỗi cá nhân cần nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Trường hợp bị kẹt trong phòng hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa để chặn khói lan trong phòng, rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.


“Khi phát hiện xảy cháy, điều quan trọng nhất là mỗi người cần giữ bình tĩnh, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống. Chỉ khi có thang, đệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, người bên trên mới được nhảy xuống” – ông Nguyễn Văn Thanh đưa ra lời khuyên.


Theo Anninhthudo.vn


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Cháy khách sạn - nỗi lo mùa du lịch

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Hà Nội quy hoạch thêm 20.000 phòng khách sạn trong 5 năm tới

Năm 2017, Sở Du lịch Hà Nội đặt mục tiêu đón 23,61 triệu lượt khách, tăng 8% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế là 4,3 triệu lượt. Theo thống kê, lượng khách du lịch đến Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 11 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế trên 2 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.


Hà Nội quy hoạch thêm 20.000 phòng khách sạn trong 5 năm tới Hà Nội quy hoạch thêm 20.000 phòng khách sạn trong 5 năm tới


Theo đó, dự kiến xây khách sạn quy mô trên 300 phòng tại khu vực đầu phố Thái Hà (quận Đống Đa), khách sạn 500 phòng tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), khách sạn hơn 300 phòng tại Thụy Khuê (quận Tây Hồ)…TP hiện có gần 600 cơ sở lưu trú, quý I/2018 tất cả các khách sạn cao cấp của Hà Nội đã kín phòng. Đây là tín hiệu đáng mừng khi TP.Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp đầu tư, tạo đột phá trong phát triển du lịch. Dự tính trong vòng 5 năm tới, TP.Hà Nội sẽ xây thêm 20 khách sạn cao cấp, tương đương khoảng 20.000 phòng lưu trú, gần bằng tổng số phòng khách sạn cao cấp hiện nay. Các địa điểm dự kiến xây dựng khách sạn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (gần Hồ Gươm) như: 22-32 Lý Thái Tổ, 22-24 Hàng Bài, 39 Hai Bà Trưng.


Hải Đăng


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Hà Nội quy hoạch thêm 20.000 phòng khách sạn trong 5 năm tới

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Tất cả khách sạn cao cấp ở Hà Nội có khách đặt kín phòng đến hết quý I/2018

Lần đầu tiên tất cả các khách sạn cao cấp ở Hà Nội đã kín phòng đến quý I/2018. Đây là tín hiệu đáng mừng khi thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp đầu tư, tạo đột phá trong phát triển du lịch.


Một khách sạn tại Hà Nội Một khách sạn tại Hà Nội



Lượng khách du lịch đến Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 11 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế trên 2 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.


Thành phố hiện có gần 600 cơ sở lưu trú. Tuy nhiên, với lượng khách tăng trưởng như hiện nay, nhất là khách quốc tế, ngành Du lịch Thủ đô có phần “lúng túng” về cơ sở lưu trú cao cấp.


Từ tháng 4/2011 đến nay, Hà Nội có thêm 4 khách sạn 4 – 5 sao gồm: Khách sạn Marriott, Apricot, khách sạn và căn hộ khu vực Landmark – Keang Nam và khách sạn căn hộ khu vực Lotte với tổng số 1.200 phòng.


Thành phố đã quy hoạch một số địa điểm để xây dựng khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.


Trong 5 năm tới, thành phố sẽ xây thêm 20 khách sạn cao cấp, tương đương khoảng 20.000 phòng lưu trú, gần bằng tổng số phòng khách sạn cao cấp của Hà Nội hiện nay.


Các địa điểm dự kiến xây dựng khách sạn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (gần Hồ Gươm) như: 22-32 Lý Thái Tổ, 22-24 Hàng Bài, 39 Hai Bà Trưng.


Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng khách sạn tại số 1 Bà Triệu, cải tạo lại Khách sạn Hòa Bình…


Thành phố dự kiến xây khách sạn quy mô trên 300 phòng tại khu vực đầu phố Thái Hà (quận Đống Đa), khách sạn 500 phòng tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), khách sạn hơn 300 phòng tại Thụy Khuê (quận Ba Đình), khách sạn 600 phòng (huyện Đông Anh)…


Cùng với phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, thành phố tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch mới trên cơ sở khai thác lợi thế của Thủ đô; quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội đến bạn bè trong, ngoài nước;liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trên cả nước và quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực du lịch…


Năm 2017, ngành Du lịch Thủ đô phấn đấu đón 23,61 triệu lượt khách, tăng 8% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế là 4,3 triệu lượt./.



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Tất cả khách sạn cao cấp ở Hà Nội có khách đặt kín phòng đến hết quý I/2018

Khách sạn dành cho những kẻ ngoại tình bị chỉ trích ở Colombia


James, một chuyên gia người Thụy Sĩ sống ở Colombia cho biết: “Ngoại tình không thường kết thúc bằng chia tay. Một vài người nhắm mắt làm ngơ để giữ gìn gia đình. Việc này phần nào được chấp nhận ở đây”.


Bên trong một căn phòng tại khách sạn Love Hotel ở Nam Mỹ Bên trong một căn phòng tại khách sạn Love Hotel ở Nam Mỹ


Khách hàng của họ là những người có địa vị, chức vụ trong xã hội, người nổi tiếng hay thương nhân, tìm đến đây để thỏa mãn nhu cầu nhưng vẫn giữ kín được thân phận. Ngày nay, nơi đây còn đón tiếp nhiều cặp đôi đến từ các quốc gia khác, và họ đều trong một mối quan hệ tay ba.Chính vì điều này, tại Colombia đã xuất hiện những khách sạn dành cho những cặp đôi ngoại tình. Địa điểm khách sạn thường được đặt ở những nơi hoang vu, ngoại ô thành phố và được bao quanh bởi các bức tường hay cây cối rậm rạp.


Jan, một du khách 32 tuổi người Australia từng đến một khách sạn tình nhân với bạn trai. “Nơi đây riêng tư và an toàn đến mức khách sạn không có lễ tân”.


Mỗi xe hơi sẽ đỗ vào một gara mini, và sau đó được khóa cửa để không ai có thể tìm ra tung tích người thuê phòng Mỗi xe hơi sẽ đỗ vào một gara mini, và sau đó được khóa cửa để không ai có thể tìm ra tung tích người thuê phòng


“Bạn gọi dịch vụ bằng điện thoại, nhân viên sẽ chuyển đồ qua đó. Bạn sẽ không nhìn thấy bất kỳ ai. Những món ăn ở đây cũng rất ngon”, nữ du khách vui vẻ kể lại.Chỗ đậu xe của khách thường được che kín biển số. Danh tính của khách hoàn toàn được giữ bí mật. Khi đánh xe vào gara, khách đi theo lối riêng dẫn tới các căn phòng họ đặt trước.


Khi hết giờ thuê phòng, lễ tân sẽ sử dụng chuông báo thức. Nếu bạn muốn thuê thêm giờ thì vẫn có thể thông báo và kéo dài thời gian.


Loại hình khách sạn này có nhiều tên gọi, tùy theo từng quốc gia. Tại Mexico, Brazil hay Colombia, nó đơn giản chỉ là “nhà nghỉ”. Ở Chile, họ gọi đó là “khách sạn dành cho các cặp đôi”. Ở Guatemala, đó là Autohotels (khách sạn tự động) và ở Argentina là Telos.


Những khách sạn trên dù đang ăn nên làm ra, nhưng không nhận được sự đồng tình của nhiều người, từ dân địa phương đến du khách. “Ở bất kỳ quốc gia, nền văn hóa nào, sự chung thủy vẫn đáng được tôn trọng. Những khách sạn dành cho kẻ ngoại tình nên được dẹp bỏ”, một du khách Australia từng đến Colombia cho biết.


“Sự dối trá sẽ giết chết mối quan hệ của bạn và bạn đời. Hãy dừng lại trước khi quá muộn. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ thuê những khách sạn đó khi đi du lịch”, một du khách khác cho biết.


Anh Minh (theo Vnexpress)


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Khách sạn dành cho những kẻ ngoại tình bị chỉ trích ở Colombia

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Nông thôn Nhật Bản “hiện đại” tới mức độ nào?

Nông thôn Nhật Bản từ lâu đã thực hiện hiện đại hóa, mức sống của người dân gần như không có sự khác biệt so với thành thị, thậm chí có không ít gia đình ở nông thôn có điều kiện sống còn hơn cả thành phần trí thức ở thành phố.


nông thôn nhật bản


Nhật Bản có Hiệp hội Nông nghiệp toàn quốc (JA), vừa định hướng chiến lược, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp trong cả nước, lại vừa đại diện tìm kiếm, đảm bảo lợi ích cho nông dân.


Dưới đây là một số điểm nổi bật của nông thôn Nhật Bản:


Sản xuất


– Trình độ tự động hóa nông nghiệp tương đối cao, máy móc nông nghiệp dạng nhỏ được sử dụng rộng khắp.


– Tình trạng đường liên thông tốt, giao thông phát triển.


– Giá nông sản cao, thu nhập của người dân cũng khá cao.


– Mức độ che phủ thực vật cao, môi trường sạch sẽ.


nông thôn nhật bản


Môi trường


Rất nhiều vùng nông thôn ở Nhật sạch sẽ, thoải mái và thích hợp để sống hơn so với Tokyo, Osaka và Nagoya.


nông thôn nhật bản


Cả đồng ruộng và nhà cửa đều vô cùng sạch sẽ, nước sông trong xanh, mức độ xanh hóa cao, không hề nhìn thấy rác; mỗi hộ gia đình cũng đều cực kỳ sạch sẽ, dù là đất dùng để trồng trọt thì cũng rất sạch sẽ, không có cỏ dại, không có góc nào không sạch sẽ.


nông thôn nhật bản


>> Nhật Bản sạch sẽ đến mức độ nào?


Kiến trúc


Nông thôn Nhật Bản trên cơ bản đều là kiểu nhà hai tầng tự xây dựng dành cho một hộ gia đình và có khoảng sân rộng. Dù là ở những khu vực xa xôi nhưng kiến trúc vẫn rất được chú trọng, căn nhà có đầy đủ các chức năng giữ ấm, sạch sẽ và có gara.


nông thôn nhật bản


Giao thông


Tỉ lệ đường nhựa ở nông thôn Nhật Bản rất cao, hầu như không có đường đất và cũng có chỉ dẫn giao thông rõ ràng giống như thành thị.


nông thôn nhật bản


Giao thông quốc lộ thông suốt cùng những loại xe ô tô giá rẻ khiến cho hầu hết nhà nào ở nông thôn Nhật cũng đều có ô tô, thậm chí còn có mấy chiếc, đi gần thì có ô tô, đi xa thì cũng có ga xe lửa và sân bay ở rất gần.


nông thôn nhật bản


Cơ sở hạ tầng


Ngoài mật độ dân số thấp ra, nông thôn và thành thị ở Nhật không có gì khác biệt cả, những điều kiện sống thiết yếu như đường xá, điện nước, vệ sinh đều có đầy đủ, siêu thị, bưu điện, bệnh viện, trạm xăng, trung tâm thể dục thể thao đều rất phổ biến.


nông thôn nhật bản


Hơn nữa, nông thôn Nhật Bản thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng mới rất thành công, những tấm pin năng lượng mặt trời và cách sống bảo vệ môi trường khiến nông thôn Nhật Bản không còn rác thải, phân hay củi đốt.


nông thôn nhật bản


Chế độ phúc lợi


Chế độ hưu trí của nông dân ở Nhật hàng năm cũng giống như người dân ở thành thị, ngoài ra Hiệp hội Nông nghiệp Nhật Bản cũng luôn hết sức bảo vệ quyền và lợi ích cho nông dân, cung cấp dịch vụ mua bán hàng hóa cho nông dân, nông sản “không lo nguồn tiêu thụ” và có thể bán được giá cao.


nông thôn nhật bản


Sự “hiện đại” của nông thôn Nhật Bản không thể liệt kê hết được trong vài dòng ngắn gọn, đặc biệt là trình độ văn minh học thức của người dân nông thôn Nhật Bản rất cao, chỉ có tự mình trải nghiệm thì mới có thể cảm nhận được sự phát triển vượt bậc này.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Nông thôn Nhật Bản “hiện đại” tới mức độ nào?

Vốn ngoại "tìm" khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam


Báo cáo mới nhất của CBRE về thị trường đầu tư của khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết, các nhóm nhà đầu tư đến từ châu Á đang đặc biệt chú trọng đến những tài sản là khách sạn tại các thành phố lớn hoặc các địa điểm nghỉ dưỡng. Việt Nam là một trong những thị trường được quan tâm nhiều. Nhà đầu tư Hàn Quốc đang phát đi tín hiệu săn tìm khách sạn 3 và 4 sao ở TP HCM, Đà Nẵng và Hội An để thu mua.




Vốn ngoại Vốn ngoại ‘tìm’ khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam


Nguyên nhân thị trường khách sạn thu hút sự quan tâm của khối ngoại, theo đơn vị tư vấn khảo sát này, là do sức hấp dẫn bởi tỷ suất lợi nhuận khá cao được đưa ra tại Việt Nam. Doanh thu phòng khách sạn tại thị trường này cũng cho thấy tăng trưởng tích cực. Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp quản trị khách sạn tham gia vào thị trường trong thời gian tới.


Tuy nhiên, báo cáo này cũng đánh giá các dự án mới phần lớn là khách sạn, bên cạnh đó còn có khu resort có thêm dòng sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng với quy mô lớn có thể dẫn đến quan ngại dư thừa nguồn cung.


Theo Hà Thanh/VnExpress


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Vốn ngoại "tìm" khách sạn 3-4 sao tại Việt Nam

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

"Đại gia điếu cày" hồi sinh khách sạn Phương đông ra sao?

CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (PDC) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Nghệ An với tên gọi Khách sạn Phượng Hoàng. Đến năm 2007, PDC được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp quản với hoạt động chính là kinh doanh phân bón và dịch vụ khách sạn.


Mường Thanh Grand Cửa Đông tại Vinh Mường Thanh Grand Cửa Đông tại Vinh


Năm 2011, toàn bộ phần vốn PDC thuộc sở hữu của PVN được chuyển giao sang nhóm cổ đông Ocean Group. Với sự thay đổi cơ cấu cổ đông, hoạt động kinh doanh của PDC cũng dịch chuyển theo.


Nếu như trước đây, kinh doanh phân bón chiếm phần lớn doanh thu PDC thì kể từ khi có sự hiện diện của nhóm Ocean Group, doanh thu mảng kinh doanh này đã ngày càng sụt giảm, trong khi doanh thu khách sạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn.


Điều này cũng không khó hiểu khi Ocean Group có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng với chuỗi Star City, Sunrise.


Dù vậy, kể từ sau sự hiện diện của nhóm cổ đông mới, kết quả kinh doanh của PDC vẫn không cải thiện là bao, thậm chí năm 2015 chỉ đạt doanh thu 65 tỷ đồng và lợi nhuận chưa đến 1 tỷ đồng.


Trong khi đó, năm 2011, thời điểm nhóm Ocean Group bắt đầu tham gia vào PDC thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này khả quan hơn rất nhiều với doanh thu 124 tỷ đồng, lợi nhuận 3 tỷ đồng.


Về tay Mường Thanh, PDC đang dần sống lại


Nói về ông Lê Thanh Thản, từ việc khởi nghiệp xây dựng cách đây gần 30 năm tại Điện Biên, đến nay ông đã xây dựng nên tập đoàn Mường Thanh với hệ thống gần 50 khách sạn từ 3 – 5 sao trải dài khắp cả nước.


Có thể nói, Mường Thanh hiện là một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất Việt Nam. Không những vậy, Mường Thanh còn vươn tới thị trường Lào với khách sạn Mường Thanh Luxury Vientiane tiêu chuẩn 5 sao và là một trong những tòa nhà cao nhất tại Lào.


Sự hiện diện của Ocean Group chưa đủ giúp PDC hồi sinh Sự hiện diện của Ocean Group chưa đủ giúp PDC hồi sinh


Không chỉ nổi danh với hệ thống khách sạn, tập đoàn Mường Thanh còn gây dựng tên tuổi với chuỗi nhà ở xã hội. Trước đây, ông Thản từng chia sẻ: “Khách sạn chỉ là nghề tay trái để tạo công ăn việc làm cho xã hội và lấy chỗ dựa để thúc đẩy thêm ngành bất động sản. Khi nào bất động sản kém rồi thì lấy khách sạn làm chính”.


Trở lại với PDC, nếu chỉ xét đến hoạt động kinh doanh đơn thuần, sẽ chẳng có nhiều điều hấp dẫn để đại gia Thản nhập cuộc. Tuy nhiên, PDC lại có lợi thế khi nắm trong tay các tài sản chất lượng thuộc lĩnh vực khách sạn, nhà hàng tại Nghệ An và đây là điều mà tập đoàn Mường Thanh nhắm đến.


Điểm nhấn đáng chú ý nhất của PDC là việc sở hữu khách sạn Phương Đông, một trong những khách sạn hiện đại nhất nhì của tỉnh Nghệ An với tiêu chuẩn 4 sao, tọa lạc tại số 2 đường Trường Thi, Vinh.


Sau khi về tay Mường Thanh, khách sạn Phương Đông hiện đã đổi tên thành Mường Thanh Grand Phương Đông. Trước đây, PDC còn hợp tác với Ocean Group phát triển dự án Khách sạn Cửa Đông. Sau khi Mường Thanh thâu tóm, khách sạn này cũng đã đổi tên thành Mường Thanh Grand Cửa Đông.


Sau khi về tay Mường Thanh, hoạt động kinh doanh PDC đã có những tín hiệu khởi sắc rõ rệt. Trong năm 2016, PDC đạt gần 5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh so với con số 783 triệu đồng năm trước đó. Quý 1/2017, PDC tiếp tục đạt 3,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lỗ hơn 200 triệu đồng.


Nguồn: Tri thức trẻ

Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


"Đại gia điếu cày" hồi sinh khách sạn Phương đông ra sao?

Saigontourist ban hành Bộ quy trình quản lý khách sạn 5 sao


ổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) vừa ban hành Bộ quy trình quản lý khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế mang dấu ấn riêng của Saigontourist. Phiên bản công bố năm 2017 được bổ sung, chỉnh sửa dựa trên phiên bản 2008.


 


Một trong những khách sạn 5 sao lâu đời nhất do Saigontourist sở hữu. Ảnh S.T Một trong những khách sạn 5 sao lâu đời nhất do Saigontourist sở hữu. Ảnh S.T




Bộ tài liệu “Quy trình quản lý khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn Saigontourist” liên quan đến các lĩnh vực: Tiếp tân, Phòng, Nhà hàng, Bếp, Kinh doanh – Tiếp thị, Nhân sự, Kế toán, Bảo vệ và Kỹ thuật.


Bộ Quy trình quản lý khách sạn 5 sao được biên soạn công phu, chất lượng, đạt chuẩn quốc tế với sự tham gia của 100 nhân sự Saigontourist gồm đại diện Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty, Giám đốc Phòng/Ban Tổng công ty, Giám đốc các khách sạn 4-5 sao…


Theo ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Saigontourist, Bộ quy trình quản lý khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn Saigontourist được các khách sạn, khu du lịch thành viên của tổng công ty tuân thủ áp dụng vào công tác quản lý, điều hành và tất cả các hoạt động phục vụ khách hàng.


Saigontourist hiện đang sở hữu trên 100 công ty du lịch, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cùng các doanh nghiệp hoạt động liên quan ngành du lịch – dịch vụ.


Trong đó, loại hình kinh doanh lưu trú là một trong những thế mạnh chủ lực của Saigontourist với hệ thống trên 50 khách sạn, khu du lịch trên toàn quốc, đa phần là các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 4- 5 sao hàng đầu cả nước với trên 7.100 phòng ngủ. Hàng năm, Saigontourist đón tiếp và phục vụ trên 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu khoảng 20.000 tỷ đồng.



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Saigontourist ban hành Bộ quy trình quản lý khách sạn 5 sao

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Đà Lạt, Phan Thiết lại kín phòng khách sạn




7701a_dsc02100
Khách du lịch tại một resort ở Phan Thiết – Ảnh: Đào Loan

 


Du khách nếu cần phòng khách sạn gấp cho chuyến du lịch cuối tuần tại Đà Lạt hay Phan Thiết sẽ rất khó có cơ hội tìm được trong mùa hè này. Các khách sạn, đặc biệt là loại 2 sao trở lên đã kín khách từ rất lâu.


Thời gian gần đây, do giao thông tốt hơn nên lượng khách du lịch đi đường bộ từ TPHCM đến các điểm đến gần như Vũng Tàu, Đà Lạt, Phan Thiết ngày càng tăng cao. Đến hè này, khách còn tăng nhiều hơn, chủ yếu là tập trung vào các ngày cuối tuần nên gần như không còn cơ hội cho những người lên kế hoạch du lịch vào giờ chót mà phải đặt khách sạn từ rất sớm, ít nhất là phải 3-4 tuần trước chuyến đi.


Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Travelink, cho biết tuy mùa này đã vào mùa vắng khách quốc tế nhưng hiện Phan Thiết, Đà Lạt vẫn có thêm một lượng lớn khách du lịch Trung Quốc nên nhiều khách sạn có công suất sử dụng rất cao. Thậm chí, các đối tác du lịch còn không thể tìm được phòng vào cuối tuần vì có thêm khách nội địa đi du lịch mùa hè.


“Hè năm ngoái, việc thuê phòng không khó như hiện nay. Năm nay, giá cũng tăng cao và các khách sạn có thêm nhiều kênh bán hàng mới nên ưu đãi cho lữ hành cũng kém đi, có đôi khi chúng tôi mua phòng không thấp hơn là mấy so với các kênh OTA (bán phòng trực truyến)”, ông nói.


Theo ghi nhận của TBKTSG Online, hiện tại nếu du khách cần đặt phòng gấp thì chỉ có vài resort 5 sao còn chỗ. Loại phổ biến cho khách du lịch, 2-4 sao không còn. Giá thuê phòng tăng hơn 30% so với bình thường.


“Nhiều khách trong nước hay đặt phòng giờ chót tại Phan Thiết nhưng giờ phải đặt ít nhất là 3-4 tuần trước khởi hành thì mới có phòng. Đà Lạt còn căng thẳng hơn. Đã 3 tuần nay chúng tôi không tìm được phòng vào cuối tuần cho khách”, nhân viên của một trang web bán phòng nói.


Nhân viên này vừa báo giá một resort 4 sao tại Phan Thiết là 1,73 triệu đồng/đêm. Trong khi đó, vào đầu tháng 5-2017, giá của resort này chỉ gần 1,3 triệu đồng. Một resort khác cũng vừa báo giá 1,5 triệu đồng/phòng/đêm trong khi trước hè giá chỉ 1,2 triệu đồng. Đà Lạt thì không tăng giá nhưng lại chỉ có phòng vào những ngày trong tuần.


“Hiện nay, khách phải đặt ngay chứ hỏi giá để tham khảo là hết phòng. Có người hỏi giá vào buổi sáng, đến chiều liên lạc lại thì đã bán mất rồi”, cô nói.


Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, cho biết lượng khách nội địa, đặc biệt là khách đi bằng đường bộ từ TPHCM đến Phan Thiết tăng trưởng cao trong mùa hè này. Du khách lại có xu hướng đi vào cuối tuần, chọn cơ sở lưu trú 3-4 sao nên có tình trạng kín phòng vào những ngày cuối tuần tại những khách sạn này.


“Hè năm ngoái, lượng khách nội địa đến Phan Thiết tăng hơn 10% thì nay tăng khoảng 20% trong khi hệ thống khách sạn vẫn như cũ nên một số thời điểm khách thiếu phòng”, ông nói.


Theo ông, tuy khách du lịch đang khó khăn để tìm chỗ ở nhưng chủ các khách sạn, resort lại cũng đang đối mặt với khó khăn là tìm khách lấp đầy cơ số phòng vào những ngày trong tuần. Công suất phòng bình quân của hệ thống khách sạn ở Bình Thuận chỉ khoảng 60%.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Đà Lạt, Phan Thiết lại kín phòng khách sạn