Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Airbnb đã khiến khách sạn tại Việt Nam phải dè chừng


Airbnb đã khiến khách sạn tại Việt Nam phải dè chừng


ố lượng các chủ nhà đăng ký cho thuê chỗ ở qua ứng dụng Airbnb tăng trưởng mạnh mẽ đã khiến giới doanh nghiệp khách sạn lo ngại và đề nghị phải có biện pháp quản lý để bảo đảm tính công bằng cho những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn truyền thống.





Airbnb đã khiến khách sạn tại Việt Nam phải dè chừng
Nhân viên khách sạn (phải) tìm khách hàng tại một hội chợ du lịch ở TPHCM. Ảnh: Đào Loan

Trao đổi với TBKTSG Online, quản lý một khách sạn nhỏ ở trung tâm TPHCM cho biết, vài năm trước ông chưa để ý đến Airbnb nhưng gần đây, hầu như tuần nào ông cũng theo dõi danh sách thêm vào (listing) trên Airbnb để nhìn thị trường.

"Danh sách dài ra quá nhanh. Dịch vụ này đang chia sẻ khách hàng với những khách sạn như chúng tôi", ông nói và than phiền là đang phải đương đầu với sự cạnh tranh không công bằng vì những chủ nhà không đóng thuế cũng như không phải đáp ứng những yêu cầu về kinh doanh khách sạn theo luật.

Hai năm trước, Airbnb chỉ mới giới thiệu chừng vài ngàn phòng thuê, tập trung tại những thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Đến nay, theo số liệu cung cấp bên lề sự kiện công bố Khảo sát khách sạn Việt Nam năm 2018 diễn ra vào tháng trước, hiện đã có hơn 16.000 phòng cho thuê theo ứng dụng này tại Hà Nội và TPHCM. Số chỗ này bằng tổng số phòng của hệ thống khách sạn từ 2-4 sao của TPHCM, một trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.

Theo số liệu từ Sở Du lịch TPHCM, hiện toàn thành phố có 341 khách sạn từ 2-4 sao, với 16.912 phòng.

Nhiều chuyên gia và chủ khách sạn, đặc biệt là khách sạn có quy mô nhỏ lo ngại, nếu phát triển với tốc độ này thì trong thời gian không lâu nữa, những chủ nhà cho thuê phòng qua ứng dụng Airbnb sẽ là một đối thủ lớn với các khách sạn truyền thống.

"Dịch vụ chia sẻ phòng đang phát triển rất nhanh và khó có thể kìm hãm được. Hiện tại, nhiều khách sạn từ 1-3 sao đang bị ảnh hưởng", ông Tào Văn Nghệ, một chuyên gia trong ngành khách sạn nói.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ mới, có những ý kiến cho rằng, đã đến lúc phải tính đến chuyện quản lý.

Theo ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, trong khi TPHCM chưa tính đến chuyện quản lý dịch vụ chia sẻ phòng như Airbnb thì những nước khác như Singapore, Thái Lan và Nhật Bản đã có những quy định cụ thể.

Trong đó, Thái Lan không cho phép cho thuê nhà qua Airbnb với thời hạn dưới 1 tháng, nếu không sẽ bị phạt nặng. Hiệp hội khách sạn Thái lan cho rằng ứng dụng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh khách sạn truyền thống và đề nghị cấm khách sạn không đăng ký bán phòng trên ứng dụng Airbnb.

Singapore cũng có quy định tương tự và đã phạt nặng những chủ nhà cho thuê nhà ngắn hạn (dưới 30 ngày) qua Airbnb. Trong khi đó, Nhật Bản quy định, du khách ở trong nhà riêng không có sự cho phép của chính quyền địa phương thì được coi là bất hợp pháp và tất cả chung cư ở Tokyo không được kinh doanh cho thuê nhà qua Airbnb.

"Nếu chúng ta quản lý dựa trên thực tiễn, được người dân và cơ quan quản lý ủng hộ thì ngành du lịch sẽ phát triển trong một môi trường quản lý tốt, tạo công bằng cho doanh nghiệp," ông nói trong buổi tọa đàm về "Công tác quản lý nhà nước về du lịch của TPHCM 25 năm thành công và thách thức" diễn ra vào hôm 16-8.

Ông Nghệ cũng ủng hộ quan điểm phải quản lý dịch vụ chia sẻ phòng qua ứng dụng Airbnb. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, không nên quản lý theo kiểu cấm đoán mà nên tạo điều kiện để chủ nhà gia tăng dịch vụ trải nghiệm cho du khách cũng như đáp ứng các điều kiện an toàn, vệ sinh... của ngành kinh doanh khác sạn và phải đóng thuế.

"Thực tế là với những du khách đi du lịch một mình, muốn khám phá đời sống bản địa, tiếp cận gần nhất với người dân địa phương thì thuê nhà qua Airbnb là cách tốt để gia tăng trải nghiệm. Vì thế, khi tính đến quản lý dịch vụ thì cũng cần phải tính đến nhu cầu của khách hàng", ông nói.

Chuyên gia này cho rầng, để thu thuế các chủ nhà cho thuê phòng trống trên Airbnb, cơ quan thuế có thể nghiên cứu cách thu thuế theo kiểu thuế khoán. Cơ quan quản lý du lịch cũng có thể quản lý chất lượng dịch vụ dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá cơ sở lưu trú hiện hữu như nhà nghỉ, căn hộ cho thuê...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét